Nghiên cứu khoa học

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA BỘ MÔN CƠ HỌC: 
 
1. Sóng trong các môi trường đàn hồi  
 
- Sóng mặt  trong các môi trường đàn hồi đã đang được nghiên cứu một cách mạnh mẽ vì những ứng dụng to lớn của chúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và công nghệ như địa chấn học, âm học, địa vật lý, công nghiệp truyền thông, khoa học vật liệu. Mục đích chính của hướng nghiên cứu này là  tìm các phương  trình tán sắc dạng hiện của sóng Rayleigh và sóng Stoneley, đặc biệt là các công thức vận tốc của chúng, chính xác cũng như xấp xỉ.
- Mục đích thứ hai của hướng nghiên cứu là:  đi tìm các phương trình thuần nhất hóa  dạng hiện của lý thuyết đàn hồi, lý thuyết đàn điện, lý thuyết đàn nhiệt, … trong các miền hai chiều có  biên hay  biên phân chia với độ nhám cao. Sử dụng các phương trình  nhận được để  khảo sát sự tán xạ của sóng đối với các biên có độ nhám cao, sự phản xạ và khúc xạ của sóng qua các  biên phân chia có độ nhám cao. 
 
Thành viên nhóm nghiên cứu:
 
PGS. TS. Phạm Chí Vĩnh (trưởng nhóm) 
Nguyễn Thị Khánh Linh (TS)
Nguyễn Thị Nam (NCS) 
Trịnh Thị Thanh Huệ (NCS) 
Đỗ Xuân Tùng (TS) 
Phạm Thị Hà Giang (NCS) 
Nguyễn Thị Kiều (HVCH) 
Lê Thị Huệ (NCS) 
Vũ Ngọc Ánh (HVCH) 
 
Các bài báo đã đăng theo hướng nghiên cứu trong 5 năm gần đây: 25
 
2. Tỷ số H/V và các ứng dụng
 
Tỷ số H/V là một trong những tính chất cơ bản của sóng mặt. Nó là tỷ số của các thành phần nằm ngang và các thành phần theo phương thẳng đứng của sóng nhiễu đo được trên bề mặt môi trường. Tỷ số H/V được sử dụng trong phương pháp tỷ số H/V là một phương pháp đo đạc không phá hủy để tìm các tham số của vật liệu, môi trường.
 
Mặc dù phương pháp tỷ số H/V đã được sử dụng một cách rộng rãi trong một vài thập kỷ gần đây, nhưng nền tảng lý thuyết của nó vẫn còn chưa rõ rang. Mục đích chính của hướng nghiên cứu này là củng cố và phát triển nền tảng lý thuyết của phương pháp.
 
Thành viên nhóm nghiên cứu:
TS. Trần Thanh Tuấn (Trưởng nhóm)
Trương Thị Thùy Dung (HVCH)
Nguyễn Thanh Nhàn (HVCH)
Doãn Thu Hương (HVCH)
Trần Ngọc Trung (HVCH)
 
Các bài báo đã đăng theo hướng nghiên cứu trong 5 năm gần đây:  5
 
3. Phân tích phi tuyến tĩnh và động của tấm và vỏ, Điều khiển dao động
 
Phân tích phi tuyến tĩnh và động của các kết cấu mỏng làm bằng vật liệu composite và vật liệu có cơ tính biến thiên (FGM) có nhiều ý nghĩa trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống như là trong xây dựng, thiết kế và đặc biệt là trong các lĩnh vực kỹ thuật hiện đại. Theo hướng này chúng tôi tập trung vào các vấn đề sau:
- Nghiên cứu về trạng thái tới hạn và sau tới hạn phi tuyến của các tấm và vỏ mỏng được gia cường lệch tâm bằng tiếp cận giải tích. Mục đích chính của nghiên cứu là đi tìm các biểu thức dạng hiển để xác định  lực tới hạn và đường cong lực-độ võng sau tới hạn của kết cấu.
- Nghiên cứu về dao động phi tuyến và tải tới hạn động  của các kết cấu  FGM được gia cường lệch tâm dưới tác dụng của các tải phụ thuộc thời gian bằng phương pháp nửa giải tích.
- Nghiên cứu về các bài toán tối ưu liên quan đến các bộ thiết bị hấp thụ dao động động học bị động và nửa chủ động để giảm các dao động có hại lên cấu trúc.
 
Các thành viên của nhóm nghiên cứu:
 
PGS. TS. Đào Văn Dũng (trưởng nhóm)
PGS. TS. Vũ Đỗ Long
ThS. Dương Tất Thắng
Lê Khả Hòa (NCS)
Vũ Hoài Nam (NCS)
Nguyễn Thị Nga (NCS)
Nguyễn Xuân Nguyên (NCS)
Đặng Thùy Đông (NCS)
Lê Thị Ngọc Ánh (HVCH)
Các bài báo đã đăng theo hướng nghiên cứu trong 5 năm gần đây:  22
 
4. Cơ học tính toán
 
Sử dụng các phương pháp số để giải quyết các bài toán cơ học, trong đó phương pháp không lưới được tập trung sử dụng.
Hướng nghiên cứu quan tâm đến các phương pháp số đang được phát triển để giải các bài toán kỹ thuật, đặc biệt là phương pháp không lưới, là phương pháp sử dụng các phương trình tích phân biên và các hàm bán kính cơ sở. Ưu điểm của phương pháp không lưới khi so sánh với các phương pháp có sử dụng lưới phân chia khác là phương pháp không lưới sẽ loại bỏ quá trình chia lưới và nó sử dụng ít bộ nhớ của máy tính và giảm thời gian tính toán. Hiện nay, công việc của nhóm nghiên cứu là tập trung vào việc phát triển phương pháp không lưới để giải các bài toán động lực học chất lỏng bao gồm các bài toán khuếch tán - đối lưu và các bài toán phương trình Navier-Stokes trong miền 2D và 3D. Sử dụng phương pháp không lưới để giải quyết các bài toán vật thể rắn như là bài toán truyền vết nứt.
 
Các thành viên của nhóm nghiên cứu:
 
PGS. TS. Trần Văn Trản (Trưởng nhóm)
PGS. TS. Trần Văn Cúc
TS. Bùi Thanh Tú
TS. Lưu Quang Hưng
Nguyễn Thị Thủy (NCS)
Phạm Thị Minh Tuyến (HVCH)
 
Các bài báo đã đăng theo hướng nghiên cứu trong 5 năm gần đây: 10 bài
  • Website cựu sinh viên