Giải thưởng KH-CN

Tổng số có: 4 Bản ghi Hiển thị số lượng / trang
NămTên giải thưởngCấp độTên công trìnhTổ chức / cá nhân được tặngTóm tắt ý nghĩa khoa học của công trình
2018 Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Bộ GD&ĐT năm 2018 Giải Nhì Nghiên cứu hấp phụ Asen trong nước ngầm bằng vật liệu giá rẻ - hiệu năng cao Trần Thị Tố Uyên, Phạm Văn Toản Với kết quả thu được trong nghiên cứu hấp phụ mẻ này cho thấy hạt vật liệu giàu hydroxit sắt hứa hẹn sẽ là vật liệu tốt có khả năng xử lý ô nhiễm As trong nước thải, thân thiện với môi trường, có khả năng hấp phụ cao, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế của các vùng nông thôn tại Việt Nam. Vật liệu được chế tạo từ các nguyên liệu phổ biến, dễ tìm kiếm và có giá thành tương đối rẻ của Việt Nam. Hơn nữa, các công đoạn xử lý cũng như chế tạo các nguyên liệu đó đơn giản. Chính vì vậy giá thành sản xuất của vật liệu IH sẽ rẻ. Khi so sánh với một số vật liệu khác thì vật liệu IH có giá thành rẻ hơn và đã khắc phục được một số nhược điểm của vật liệu khác.
2018 Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Bộ GD&ĐT năm 2018 Giải Nhì Nghiên cứu đặc tính, cơ chế hấp phụ của polyme mang điện dương trên vật liệu nanosilica được chế tạo từ vỏ trấu và ứng dụng để xử lý kháng sinh Bùi Thu Thủy Nghiên cứu đã chế tạo thành công nanosilica từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có và biến tính bằng hấp phụ polyme mang điện thân thiện với môi trường thành vật liệu tiềm năng để xử lý kháng sinh trong môi trường nước. Đề tài nghiên cứu có thể mở ra ứng dụng về công nghệ kỹ thuật xử lý môi trường, sử dụng hợp lý nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có nhằm hướng tới phát triển xanh và bền vững
2018 Giải thưởng “Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học” năm 2018 Giải Ba Adsorptive removal of copper by using surfactant modified laterite soil Phạm Tiến Đức Vật liệu Laterite được biến tính bằng chất hoạt động bề mặt thân thiện với môi trường là dodecyl sulphat (SDS) với mục đích tăng dung lượng hấp phụ để xử lý ion Cu2+ trong nước. Đặc tính hấp phụ của ion Cu2+ trên vật liệu Laterite đã được biến tính bằng SDS được đánh giá một cách hệ thống bằng thực nghiệm và được mô hình hóa để khẳng định cơ chế hấp phụ
2018 Giải thưởng Tạ Quang Bửu Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ T. Q. Do, Higher dimensional nonlinear massive gravity. Physical Review D 93, 104003, 2016. TS. Đỗ Quốc Tuấn Lý thuyết hấp dẫn phi tuyến có khối lượng là một chủ đề nghiên cứu thời sự trong Vật lý và Thiên văn học. Để giải thích được các hiện tượng thực tế, người ta cần mở rộng lý thuyết này cho mô hình không thời gian có số chiều lớn hơn 4. Hầu hết các công trình trước đây đều tập trung nghiên cứu mô hình không thời gian bốn chiều. Các kết quả tính toán của công trình này cho thấy lý thuyết hấp dẫn phi tuyến trong mô hình không thời gian bốn chiều hoàn toàn có thể mở rộng lên không thời gian năm chiều hoặc cao hơn nữa
Trang 1 trong 1Đầu tiên    Trước   Tiếp   Cuối