Các đề tài dự án

Từ khi thành lập, Bộ môn đã tham gia và chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các cấp khác nhau cả các cơ quan ở Trung ương lẫn các địa phương, như với Uỷ ban KH&KT Nhà nước (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công Nghệ), Viện Khoa học Việt Nam (nay là Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia), Tổng Cục Địa chất, v.v.; tỉnh Hà Tây, Hà Giang, Thái Bình, v.v.

Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới (từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đến nay), các thành viên trong Bộ môn cùng tham gia và chủ trì nhiều đề tài, đề án và chương trình nghiên cứu khoa học thuộc cấp quản lý khác nhau.

Chủ trì đề tài Nghiên cứu Khoa học các cấp:
  1. Nghiên cứu xói mòn đất Tây Nguyên (đề tài cấp Nhà nước do Nguyễn Quang Mỹ chủ trì) trong Chương trình Tây Nguyên 1
  2. Nghiên cứu xói mòn đất Trung du Bắc Bộ (đề tài cấp Nhà nước do Nguyễn Quang Mỹ chủ trì) trong Chương trình Môi trường Trung du Bắc Bộ, mã số 520201
  3. Đề tài “Nghiên cứu cảnh quan karst phục vụ du lịch”, mã số KT-01-07, 1991-1995, cấp Nhà nước (Chủ trì: Nguyễn Quamg Mỹ )
  4. Nghiên cứu địa mạo khu bờ biển Trung Bộ Việt Nam. Đề tài cấp Bộ GD&ĐT do Vũ Văn Phái Chủ trì
  5. Nghiên cứu địa mạo đáy biển và dọc đường bờ Việt Nam (thuộc đề án Chính phủ, do Vũ Văn Phái chủ trì)
  6. Xây dựng cơ sở dữ liệu và tài liệu tập huấn về điều kiện địa lý, tài nguyên và thực trạng khai thác lãnh thổ khu vực Tản Lĩnh – Vân hoà huyện Ba Vì phục vụ tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường (thuộc Nhiệm vụ bảo vệ môi trường quốc gia, do TS. Nguyễn Hiệu đồng chủ trì).
Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp:

Các thành viên trong bộ môn đã chủ trì và hoàn thành tốt 14 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và Đại học Quốc gia, chủ trì 10 đề tài nghiên cứu cơ bản. Các đề tài đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đã giải quyết nhiều nhiệm vụ cấp bách của đất nước. Các kết quả nghiên cứu được nhiều địa phương và cơ sở tiếp nhận.

Đặc biệt, Bộ môn Địa mạo đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc nghiên cứu và xác lập hồ sơ cho việc công nhận 4 di sản Thế giới là: Di sản văn hoá Thế giới Đô Thị cổ Hội An (2002), Di sản văn hoá Thế giới Thánh địa Mỹ Sơn (2002), Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long (1993) và Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (2003).

Đồng thời với nghiên cứu lý thuyết, từ sau năm 1975, các nghiên cứu ứng dụng đặc biệt được bộ môn địa mạo quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu thuộc các cấp khác nhau được đánh giá cao. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu theo các hướng sau đây:

A. Hướng nghiên cứu xói mòn đất: Công trình tiêu biểu của hướng nghiên cứu này là “Nghiên cứu xói mòn đất Tây Nguyên “ do GS. Nguyễn Quang Mỹ chủ trì, thực hiện từ năm 1977 đến 1982. Các tài liệu nghiên cứu, đo đạc trong công trình này làm cơ sở cho việc đề xuất xây dựng các giải pháp chống xói mòn có hiệu quả đã được đánh giá cao và được triển khai ứng dụng không những ở Tây Nguyên mà còn cả ở vùng gò đồi Trung Du Bắc Bộ.

B. Hướng nghiên cứu karst: Hướng nghiên cứu này đã được bắt đầu từ trước năm 1980 trong công trình khảo sát hang động ngầm phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Hướng này thực sự phát triển khi có sự hợp tác giữa bộ môn Địa mạo với các nhà khoa học và các nhà thám hiểm thuộc Hội hang động Bungari và Hội hang động Hoàng gia Anh. Hàng trăm km hang động thuộc các khối đá vôi khác nhau của Việt Nam đã được đo vẽ và giới thiệu. Một trong những thành công của hướng nghiên cứu này là sự góp phần xây dựng hồ sơ Di sản thiên nhiên Thế giới - Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2003. Với công trình này, 3 thành viên của Bộ môn Địa mạo đã được Giám đốc ĐHQG tặng bằng khen công trình khoa học tiêu biểu năm 2004 và 2 Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Bình về thành tích xây dựng hồ sơ di sản Thiên nhiên Thế giới.

C. Hướng nghiên cứu địa mạo cho quy hoạch và quản lý lãnh thổ:

  1. Đề tài cấp ĐHQG “Nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch và phát triển đô thị dải ven biển Đà Nẵng – Quảng Ngãi” do Đặng Văn Bào chủ trì. Báo cáo xuất sắc năm 1999.
  2. Đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia “Nghiên cứu tai biến thiên nhiên trên cơ sở phương pháp địa mạo phục vụ quy hoạch và phát triển đô thị dải đồng bằng ven biển Đà nẵng – Hội An” do Đào Đình Bắc chủ trì. Báo cáo xuất sắc năm 2001.
  3. Đề tài trọng điểm cấp ĐHQG: QGTĐ 03.04 “Cơ sở khoa học cho mô hình hệ KTST tái định cư sau thủy điện nhỏ Chu Linh” do Đào Đình Bắc chủ trì. Báo cáo xuất sắc năm 2006.
  4. Đề tài Nghiên cứu cơ bản “Nghiên cứu tương tác đất-biển phục vụ quản lý đới bờ biển vịnh Bắc Bộ” do Vũ Văn Phái chủ trì (2001-2003).
  5. Đề tài Nghiên cứu cơ bản “Nghiên cứu địa mạo đới bờ phục vụ quản lý đới bờ biển trong điều kiện môi trường đang thay đổi ở Việt Nam” do Vũ Văn Phái chủ trì (2004-2005).
  6. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội “Nghiên cứu địa mạo phục vụ phát triển du lịch (lấy ví dụ vùng Phan Thiết” do Vũ Văn Phái chủ trì (2004).

D. Hướng nghiên cứu Địa mạo trong quy hoạch, quản lý lãnh thổ, giảm thiểu tai biến thiên:

  1. “Nghiên cứu xói lở và bồi tụ vùng cửa sông ven biển Bắc và Trung bộ mối liên quan đến khoáng sản tân kiến tạo và mực nước biển ven châu thổ” - Đề tài nghiên cứu cơ bản do các cán bộ của bộ môn Nguyễn Hoàn, Đặng Văn Bào và Vũ Văn Phái đồng chủ trì. Báo cáo đạt xuất sắc năm 2000.
  2. Đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia “Nghiên cứu tai biến thiên nhiên trên cơ sở phương pháp địa mạo phục vụ quy hoạch và phát triển đô thị dải đồng bằng ven biển Đà nẵng – Hội An” do Đào Đình Bắc chủ trì. Báo cáo xuất sắc năm 2001.
  3. Đề tài cấp trường ĐHKHTN: “Nghiên cứu độ nhạy cảm lũ lụt đồng bằng Thừa Thiên – Huế trên cơ sở ứng dụng địa mạo và GIS” do ThS. Nguyễn Hiệu chủ trì; Báo cáo đạt xuất sắc năm 2001.
  4. Đề tài Nghiên cứu cơ bản “Biến động lòng sông Hồng trong Pleistocen muộn Holocen và tai biến liên quan” do PGS. Đặng Văn Bào chủ trì, báo cáo đạt xuất sắc năm 2003.
  5. Đề tài Nghiên cứu cơ bản “Tai biến thiên nhiên dải đồng bằng ven biển miền Trung (Thanh Hóa – Thừa Thiên - Huế)” do PGS. Nguyễn Vi Dân chủ trì, báo cáo xuất sắc năm 2003.
  6. Đề tài nghiên cứu cơ bản “Nghiên cứu, đánh giá tai biến thiên nhiên lưu vực sông Thu Bồn trên cơ sở địa mạo và GIS” do PGS. Đặng Văn Bào chủ trì (2003-2005).
  7. Đề tài nghiên cứu cơ bản: “Xác định dấu hiệu địa mạo để nhận biết và phòng tránh tai biến thiên nhiên ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam, lấy ví dụ tỉnh Lao Cai” do PGS. Đào Đình Bắc chủ trì (2003 – 2005).
  8. Đề tài cấp ĐHQG “ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động đường bờ khu vực cửa sông Ba Lạt và lân cận” do ThS. Nguyễn Hiệu chủ trì, đạt loại xuất sắc năm 2005.
  9. Đề tài nhánh thuộc Đề tài độc lập cấp nhà nước “ứng dụng địa mạo và GIS trong đánh giá lũ lụt dải đồng bằng ven biển Trung bộ Việt Nam” (báo cáo thành công năm 2002).
  10. Đề tài nhánh “Nghiên cứu, đánh giá tai biến thiên nhiên và môi trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình – Quảng Trị” thuộc đề tài nhà nước của chương trình Môi trường,...;
  11. Đề tài đặc biệt cấp ĐHQG: “Nghiờn cứu, đánh giá tai biờ́n lũ lụt lưu vực sụng Thu Bụ̀n trờn cơ sở ứng dụng phương pháp địa mạo và cụng nghợ̀ GIS” (do TS. Nguyễn Hiệu chủ trì, bảo vệ xuất sắc năm 2007).

Kết quả nghiên cứu của các đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, được các hội đồng và các cấp quản lý đánh giá cao. Nhiều kết quả của đề tài, đặc biệt là các dự báo xu hướng diễn biến các tai biến thiên nhiên đã được các cơ sở nghiên cứu và địa phương tham khảo, ứng dụng.

Tập thể bộ môn đã tham gia nhiều đề tài nhà nước, một số đề tài chính như sau:

  1. Đề tài “Đánh giá tài nguyên thiên nhiên-kinh tế-xã hội 7 tỉnh giáp biển Miền Trung”, mã số 52E, 1988-1991, cấp Nhà nước (Chủ nhiệm: Tống Duy Thanh)
  2. Đề tài “Nghiên cứu cảnh quan karst phục vụ du lịch”, mã số KT-01-07, 1991-1995, cấp Nhà nước (Chủ trì: Nguyễn Quamg Mỹ).
  3. Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất mô hình kinh tế-môi trường một số vùng sinh thái điển hình”, mã số KT-02-13, 1991-1995 (Chủ trì: Đặng Trung Thuận).
  4. Đề tài “Đánh giá tác động đến môi trường của công trình thuỷ lợi Thạch Nham”, mã số KT-02-16, 1991-1995 (Chủ trì: Lê Thạc Cán).
  5. Đề tài “Nghiên cứu biến động và quá trình hình thành các cồn bãi cửa sông Hồng (Ba Lạt)”, Đề tài độc lập, 1996 (Chủ trì: Nguyễn Văn Cư)
  6. Đề tài “Cơ sở khoa học cho việc xác định biên giới và ranh giới chủ quyền của nước Việt Nam trên biển theo Công ước về Luật biển năm 1982”, mã số KHCN-0605, 1997-1999 (Chủ trì: Nguyễn Đăng Dung)
  7. Đề tài “Nghiên cứu, dự báo, phòng chống sạt lở bờ sông hệ thống sông Miền Trung”, Đề tài độc lập, 1999-2000 (Chủ trì: Nguyễn Viễn Thọ)
  8. Đề tài “Điều tra nghiên cứu hệ thống đảo ven bờ vịnh Bắc Bộ phục vụ cho việc qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển”, Đề tài độc lập, 2000- 2001 (Chủ trì: Lê Đức Tố)
  9. Đề tài “Xác lập luận chứng khoa học cho xây dựng mô hình kinh tế – sinh thái trên một số đảo, cụm đảo thuộc hệ thống đảo ven bờ Việt Nam” mã số KC.09.12 do GS. Lê Đức Tố chủ trì
  10. Đề tài “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học xây dựng mô hình quản lý đới bờ biển tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị-Thừa Thiên-Huế” do GS. Nguyễn Cao Huần chủ trì.
  11. Đề án chính phủ “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Phú Quốc - Hà Tiên, tỷ lệ 1: 100. 000” do Liên đoàn Địa chất biển chủ trì.
  12. Đề án chính phủ “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Việt Nam từ 30 đến 100m nước, tỷ lệ 1: 500 000” do Liên đoàn Địa chất biển chủ trì.
          Các đề tài hợp tác Quốc tế:

        Bộ môn Địa mạo có truyền thống Hợp tác Quốc tế trong nghiên cứu khoa học, các hợp tác chính gồm:

  1. Hợp tác với Bộ môn Địa mạo trường Đại học Tổng hợp Macxcơva trong nghiên cứu và thành lập Bản đồ địa mạo Việt Nam tỷ lệ 1: 1.000.000 (1980 - 1988).
  2. Hợp tác với Hội Hang động Hoàng gia Anh về nghiên cứu và đo vẽ các hệ thống hang động karst lãnh thổ Việt Nam.
  3. Hợp tác với Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) trong nghiên cứu biến động môi trường vùng Đồng bằng đelta Sông Hồng trong Holocen,...
  4. Hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Liege (Vương quốc Bỉ) trong ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến thiên nhiên.

Các đề tài hợp tác trên đều có hiệu quả trong công tác đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất và có công trình công bố.

  • Website cựu sinh viên