Giới thiệu chung

Khoa Địa lý được thành lập từ năm 1966, là đơn vị đào tạo uy tín nhất ở Việt Nam trong lĩnh vực Địa lý. Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu là các giáo sư, phó giáo sư đầu ngành, Khoa còn có đội ngũ đông đảo cộng tác viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đang công tác tại các viện nghiên cứu thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên & Môi trường. Một số chuyên ngành của Khoa còn có sự tham gia giảng dạy của nhiều chuyên gia quốc tế đầu ngành, giàu kinh nghiệm đến từ Canada, Nhật, AIT,…

Các hướng nghiên cứu chính của Khoa hiện nay gồm: 1) Sinh thái cảnh quan và môi trường; 2) Các quá trình bề mặt địa hình và tai biến thiên nhiên; 3) Địa lý nhân văn; 4) Du lịch sinh thái; 5) Địa lý và Môi trường biển; 6) Công nghệ bản đồ, viễn thám và GIS; 8) Quản lý đất đai; 9) Công nghệ địa chính; 10) Kinh tế đất và thị trường bất động sản và 11) Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ.

Ngoài 6 Bộ môn quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành, Khoa có một hệ thống Trung tâm và Phòng nghiên cứu được trang bị hiện đại, như Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Viễn thám và Hệ thông tin Địa lý, Trung tâm nghiên cứu Địa lý – Địa chính và Phát triển vùng, Phòng nghiên cứu tai biến thiên nhiên, Phòng công nghệ địa chính và Hệ thông tin địa lý... Thư viện hiện đại với các tài liệu, bản đồ, ảnh viễn thám, giáo trình, sách tham khảo, tạp chí khoa cập nhật thường xuyên đáp ứng tốt công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ, sinh viên.

Khoa chú trọng đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học. Từ năm học thứ hai sinh viên có cơ hội tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý đất đai cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Đại học Quốc gia, các đề tài và dự án thử nghiệm về công nghệ địa chính,...

Hiện nay, Khoa đào tạo 2 ngành Địa lý và Địa chính với nhiều chuyên ngành khác nhau phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội.

1.Ngành Địa lý tự nhiên

Mục tiêu đào tạo:  môi trường toàn cầu. Rèn luyện kỹ năng thành lập bản đồ, hiểu các hiện tượng và quá trình tự nhiên, các dạng hoạt động sản xuất, mô hình hóa và sử dụng các phần mềm chuyên dụng nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ và diễn biến theo thời gian của các đối tượng địa lý, ứng dụng vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.-Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về địa lý, quy luật thành tạo, phát triển và tác động lẫn nhau của các địa quyển, sự phân bố và diễn biến của các dạng tài nguyên, môi trường, kiến thức cơ bản về khoa học địa lý hiện đại, nhiệt đới, các vấn đề về tài nguyên

Các chuyên ngành: 1) Sinh thái Cảnh quan và Môi trường; 2) Địa lý Tự nhiên; 3) Địa mạo & Tai biến thiên nhiên; 4) Địa nhân văn và Kinh tế Sinh thái; 5) Du lịch và Địa lý du lịch; 6) Bản đ Viễn thám và Hệ thông tin địa lý; 7) Địa lý-ồ  & môi trường biển; 8) Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ, địa hình; Viện chiến lược và chính sách KH-Các địa chỉ tiếp nhận sinh viên ngành Địa lý sau khi tốt nghiệp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin, Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Trung tâm viễn thám Quốc gia, Nhà xuất bản Bản đồ, Công ty đo đạc ảnh &CN, Trung tâm nghiên cứu và phát triển bền vững; Viện Địa chất, Viện Địa lý, Viện Tài nguyên và môi trường biển, Viện Địa chất và Địa vật lý biển; Sở KH&CN, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố. Làm việc cho các tổ chức quốc tế và tổ chức phi Chính phủ. Các doanh nghiệp thuộc khối nhà nước và tư nhân. Giảng dạy Địa lý tại các trường đại học, cao đẳng, THPT, THCS hoặc đào tạo tiếp thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài nước.

2. Ngành Quản lý đất đai

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học Địa chính, nắm vững những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn của khoa học Địa chính, làm chủ các công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai. Rèn luyện kỹ năng thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, ứng dụng vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Các chuyên ngành: 1) Khoa học Địa chính; 2) Công nghệ Địa chính; 3) Kinh tế đất đai và Thị trường bất động sản; 4) Quản lý đất đai và môi trường; 5) Kinh tế Địa chính.

Các địa chỉ tiếp nhận sinh viên ngành Địa chính sau khi tốt nghiệp: Tổng cục quản lý đất đai, Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam, Công ty đo đạc ảnh – địa hình, Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Trung tâm đánh giá điều tra tài nguyên đất, Nhà xuất bản Bản đồ, Công ty đo đạc địa chính và Công trình (Bộ TN & MT), Viện chiến lược và chính sách KH&CN, Viện ứng dụng công nghệ, Trung tâm nghiên cứu và phát triển bền vững (Bộ KH&CN), Viện Công nghệ vũ trụ (Viện KH&CN Việt Nam), Cục đo đạc và bản đồ (Bộ Quốc phòng); Sở KH&CN, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố. Cán bộ địa chính của các quận, huyện, xã, phường.

Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực làm công tác nghiên cứu, làm quản lý hay làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân, làm nghiệp vụ đo đạc và thông tin đất đai. Làm việc cho các tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, phân tích thị trường và kinh doanh thiết bị, phần mềm chuyên dụng, phân tích chính sách và tài chính,... Giảng dạy Địa lý tại các trường đại học, cao đẳng, THPT, THCS hoặc đào tạo tiếp thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài nước.

Từ năm 2010, Khoa Địa lý sẽ triển khai đào tạo bằng kép cho hệ đại học hai ngành Địa lý và Địa chính để nhận Bằng cử nhân khoa học của ngành thứ hai. Năm học 2010, khoa cũng bắt đầu đào tạo liên thông từ hệ cao đẳng lên đại học.

Bên cạnh đó, việc tìm kiếm cơ hội để học tập và nâng cao trình độ ở nước ngoài cho sinh viên cũng rất thuận lợi. Nhiều sinh viên tốt nghiệp của khoa đã tốt nghiệp hoặc đang theo học sau đại học tại các trường đại học, học viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới, như Clack (Mỹ), Shebrooke (Canada), Royal Hollowway (Anh), Greisfwald (Đức), Leuven (Bỉ), Bordeaux (Pháp), Queensland (Úc), Osaka (Nhật Bản), Kookmin (Hàn Quốc), học viện ITC (Hà Lan), AIT (Thái Lan), IIRS (Ấn Độ)…

Chi tiết xem tại website của Khoa Địa Lý

  • Website cựu sinh viên