Hội thảo quốc tế “Cơ hội và thách thức cho các dự án cơ chế tín chỉ chung (JCM) hướng tới phát triển xã hội carbon thấp tại Việt Nam”

Hội thảo quốc tế “Cơ hội và thách thức cho các dự án cơ chế tín chỉ chung (JCM) hướng tới phát triển xã hội carbon thấp tại Việt Nam” do Trường ĐHKHTN và Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) phối hợp tổ chức đã khai mạc vào ngày 24/01/2015.

Hội thảo quốc tế “Cơ hội và thách thức cho các dự án cơ chế tín chỉ chung (JCM) hướng tới phát triển xã hội carbon thấp tại Việt Nam” do Trường ĐHKHTN và Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) phối hợp tổ chức khai mạc ngày 24/01/2015.

Tham dự hội thảo là các chuyên gia, giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đến từ Trường ĐHKHTN, ĐH Kinh tế - ĐHQGHN; ĐH Tokyo; Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN phát biểu khai mạc hội thảo

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất mà loài người đang phải đối mặt, đã và đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia. Để hạn chế tác động của BĐKH, nhiều biện pháp đã được đề xuất, xây dựng và phát triển nhằm hạn chế lượng phát thải khí nhà kính vào khí quyển. Trong đó, các quốc gia trên thế giới đã cam kết mục tiêu giảm 50 % lượng khí phát thải vào năm 2050. Để góp phần thực hiện mục tiêu này, nhiều sáng kiến giảm lượng phát thải như cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế tín chỉ chung (JCM),… đã được đề xuất. Trong đó, JCM được đề xuất bởi chính phủ Nhật Bản vào tháng 8/2012 nhằm chuyển giao các công nghệ, sản phẩm, hệ thống, dịch vụ và cơ sở hạ tầng phát thải carbon thấp đến các nước đang phát triển. Tuy nhiên, JCM vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Vì vậy, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Tokyo cùng hợp tác tổ chức hội thảo khoa học “Cơ hội và thách thức cho các dự án cơ chế tín chỉ chung (JCM) hướng tới phát triển xã hội carbon thấp tại Việt Nam”. Mục tiêu của hội thảo nhằm: (1) cung cấp các định hướng mới nhất về phát triển bền vững tại Việt Nam; (2) giới thiệu về mô hình phát triển bền vững “Năng lượng - Môi trường - Hệ sinh thái” (3E-nexus); (3) cung cấp các thông tin mới nhất về sự phát triển của JCM trên thế giới; (4) xác định cơ hội và thách thức cho phát triển các dự án JCM hướng tới phát triển xã hội carbon thấp tại Việt Nam.

  

Một số báo cáo trình bày tại hội thảo

Các nội dung chính về cơ chế tín chỉ chung JCM; Quá trình phát triển chính sách BĐKH tại Việt Nam; Thúc đẩy mối liên kết năng lượng, môi trường và hệ sinh thái cho phát triển bền vững; Các dự án tín chỉ chung cho phát triển bền vững xã hội carbon thấp trong vùng châu Á Thái Bình Dương; Cơ chế tín chỉ chung (JCM) tại Việt Nam – thuận lợi và khó khăn khi triển khai, thúc đẩy thực hiện cơ chế JCM… đã được các báo cáo viên là các nhà khoa học, các chuyên gia trình bày, thảo luận tại hội thảo.

(HUS Media)

  • Website cựu sinh viên