Hội thảo khoa học quốc tế: “Từ Gen đến Protein: Nghiên cứu và ứng dụng”

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein (PTNTĐCNEP), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Từ Gen đến Protein: Nghiên cứu và ứng dụng” tại Hội trường tầng 7, Nhà T5, Trường ĐHKHTN.

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein (PTNTĐCNEP), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Từ Gen đến Protein: Nghiên cứu và ứng dụng” tại Hội trường tầng 7, Nhà T5, Trường ĐHKHTN.

Toàn cảnh Hội nghị

Hội thảo có sự hiện diện của GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu - Chủ tịch Hội Hóa sinh và Sinh học Phân tử Việt Nam, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam. Về phía Trường ĐHKHTN có GS.TS. Nguyễn Văn Nội - Hiệu trưởng, GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa - Phó Hiệu trưởng kiêm Giám đốc PTNTĐCNEP cùng đại diện lãnh đạo các ban, các đơn vị trực thuộc, các nhà khoa học từ Italy, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, và từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các bệnh viện trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

Hiệu trưởng - GS.TS. Nguyễn Văn Nội phát biểu tại Hội nghị

Đại diện Ban Giám hiệu Trường ĐHKHTN, Hiệu trưởng - GS.TS. Nguyễn Văn Nội đánh giá: “Gen và Protein là một trong những chủ đề nóng được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu”. Hiệu trưởng gửi lời chúc Hội nghị thành công tốt đẹp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong nghiên cứu khoa học.

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc Phòng thí nghiệm phát biểu

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Giám đốc PTNTĐCNEP - GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa khẳng định: “Hội nghị Khoa học quốc tế: Từ Gen đến Protein: Nghiên cứu và ứng dụng là diễn đàn để các nhà khoa học quan tâm đến nghiên cứu về gen, protein và ứng dụng của chúng, chia sẻ các thành tựu và kinh nghiệm nghiên cứu mới nhất về chủ đề này”.

Tại Hội thảo, GS.TS. Giovanni Delogu đã trình bày các thành tựu nghiên cứu mới nhất về họ protein PE_PGRS và vai trò gây bệnh của chúng ở vi khuẩn lao. GS.TS. Kazuo Sakurai đã chia sẽ những kết quả nghiên cứu chuyên sâu và nổi bật về ứng dụng của beta-glucan trong vận chuyển các oligonucleotide tới đích tế bào miễn dịch và ung thư. Các bài báo cáo khác của Hội thảo là những nghiên cứu mới, nổi bật về cấu trúc và chức năng của gen, RNA và protein, các ứng dụng của chúng trong phát triển vắc-xin, điều trị ung thư, phát triển thuốc, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nguyên liệu phế thải...

Hội thảo đã nhận được nhiều sự quan tâm và trao đổi của các nhà khoa học trong và ngoài nước

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của gần 200 nhà khoa học trong và ngoài ĐHQGHN. Bên cạnh các báo cáo khoa học, Hội thảo đã có rất nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi, mang tính học thuật cao, gợi mở những khả năng hợp tác mới về gen và protein trong tương lai.

GS.TS. Giovanni Delogu, Khoa Vi sinh và Vi sinh lâm sàng, Đại học Thánh tâm, Italy,  trình bày báo cáo về “Các yếu tố phân tử quyết định trong phát sinh bệnh  lao: vai trò của các protein PE_PGRS”

GS.TS. Kazuo Sakurai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Y sinh, Đại học Kitakuyshu, Nhật Bản trình bày cáo về đề tài “Beta-glucans trong dẫn truyền thuốc bằng oligonucleotide: hệ thống dẫn truyền thuốc hướng đích tế bào miễn dịch với Dectin-1”

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, trình bày cáo cáo về “Phát triển vắc-xin tái tổ hợp bảo vệ tôm chống lại  virus gây hội chứng đốm trắng: các thành tựu và thách thức”

GS.TS. Tạ Thanh Văn, Phó Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen và Protein trình bày báo cáo về “Phát triển cơ sở tế bào miễn dịch TCD8 để điều trị ung thư”

PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ gen, thuyết trình về đề tài nghiên cứu: “Giải trình tự thế hệ mới trong nghiên cứu và ứng dụng cơ bản ở Việt Nam”

TS. Justin Lim, Công ty SCIEX thuyết trình  về “Thúc đẩy phát triển y học chính xác bằng công nghệ  Proteomics định lượng”

TS. Nguyễn Văn Sáng, cán bộ Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN trình bày báo cáo “Cơ sở cấu trúc cho việc chèn peptide dermcidin, DCD-1L vào màng tế bào”

TS. Vũ Văn Văn, Viện trưởng Viện Công nghệ cao, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trình bày báo cáo về đề tài “Phát hiện, nghiên cứu tính chất và các tiềm năng ứng dụng của các polysaccharide monooxygenase”

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh, Đại học Khoa học - Công nghệ Hồng Kông trình bày báo cáo về đề tài “Cơ chế phân tử của sự hình thành các microRNA”

  • Website cựu sinh viên