Hấp dẫn toạ đàm khoa học “Đóng góp của các nhà khoa học Hungary đạt giải Nobel cho khoa học hiện đại”

Chiều ngày 28/3/2024, Trường ĐHKHTN và Đại sứ quán Hungary đã tổ chức tọa đàm khoa học: Đóng góp của các nhà khoa học Hungary đoạt giải Nobel cho khoa học hiện đại.

Hấp dẫn toạ đàm khoa học “Đóng góp của các nhà khoa học Hungary đạt giải Nobel cho khoa học hiện đại”

Tham dự chương trình, về phía Đại sứ quán Hungary tại Việt Nam có ngài Tibor Baloghdi - Đại sứ Hungary tại Việt Nam, ông Áron Balázs - Tham tán Văn hóa, Giáo dục và Báo chí. Khách mời tham dự chương trình có TS. Gyöngyi Heltai - Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Lê Lan Hương - nguyên Trưởng Khoa Sinh thái và Môi trường, Viện Hải dương học, Nha Trang; GS.TS. Jein-Shan Chen, Hiệu trưởng Trường Khoa học, Đại học Sư phạm Đài Loan (Trung Quốc). 

Về phía Trường ĐHKHTN, tham dự chương trình có đại diện Ban giám hiệu Nhà trường; các cán bộ, thầy cô các Khoa, Chi hội Nữ trí thức và gần 300 sinh viên.

Hấp dẫn toạ đàm khoa học “Đóng góp của các nhà khoa học Hungary đạt giải Nobel cho khoa học hiện đại”

GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh đang giới thiệu về bà Kariko Katalin và giải Nobel Y Sinh năm 2023 

Tại buổi tọa đàm, GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN đã có bài giới thiệu ngắn gọn về bà Kariko Katalin, nhà khoa học người Mỹ gốc Hungary đạt giải Nobel Y Sinh năm 2023, trong đó tóm tắt một số lời khuyên của bà với sinh viên và những nhà nghiên cứu trẻ. Một số lời khuyên bà Kariko Katalin đúc rút và từng đưa ra như: mối quan hệ cá nhân rất quan trọng; yêu công việc; tin tưởng chính bản thân mình; học cách quản lý căng thẳng; tập trung vào cái bạn có thể làm và có thể thay đổi; tìm người bạn đời tốt; tích cực học hỏi từ những điều tốt và cả những điều tồi tệ.

Hấp dẫn toạ đàm khoa học “Đóng góp của các nhà khoa học Hungary đạt giải Nobel cho khoa học hiện đại”

Bà Lê Lan Hương đang chia sẻ về thời sinh viên vui vẻ đầy nhiệt huyết của mình.

Là bạn học từ thời sinh viên tại Đại học Tổng hợp József Attila (nay là Đại học Szeged), bà Lê Lan Hương, Nguyên Trưởng Khoa Sinh thái và Môi trường, Viện Hải dương học, Nha Trang đã có chia sẻ “Những ký ức về Kariko Katalin và chúng tôi”, đặc biệt là hành trang vào đời quý giá của 6 năm sống và học tập ở Hungary.

Hấp dẫn toạ đàm khoa học “Đóng góp của các nhà khoa học Hungary đạt giải Nobel cho khoa học hiện đại”

TS. Gyöngyi Heltai, Giáo sư thỉnh giảng, Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQGHN có bài thuyết trình về “Sự vĩ đại trong khoa học - Những phát minh mà bạn không biết là của người Hungary”. Sau bài thuyết trình là chương trình đố vui có thưởng vui vẻ, qua đó người tham dự được biết thêm kiến thức khoa học và những phát minh khoa học của người Hungary.

Hấp dẫn toạ đàm khoa học “Đóng góp của các nhà khoa học Hungary đạt giải Nobel cho khoa học hiện đại”

Sinh viên Trường ĐHKHTN tham gia trả lời câu hỏi đố vui có thưởng. 

Chương trình hấp dẫn đến phút cuối bởi nội dung trình diễn rubik của siêu trí tuệ Nguyễn Ngọc Thịnh – người đạt giải thưởng quốc tế, từng phá kỷ lục Việt Nam ở trò chơi rubik. Các bạn sinh viên Trường ĐHKHTN cũng thể hiện tài năng ở trò chơi này khi hoàn thành phần chơi rubik với thời gian tính bằng giây.

Hấp dẫn toạ đàm khoa học “Đóng góp của các nhà khoa học Hungary đạt giải Nobel cho khoa học hiện đại”

Màn trình diễn xoay Rubik của sinh viên Trường ĐHKHTN (áo sơ mi trắng). Người cầm mic là siêu trí tuệ Nguyễn Ngọc Thịnh.

Hấp dẫn toạ đàm khoa học “Đóng góp của các nhà khoa học Hungary đạt giải Nobel cho khoa học hiện đại”

Buổi tọa đàm khoa học bổ ích khép lại trong sự vui vẻ của toàn thể người tham dự.  Đóng góp to lớn của các nhà khoa học Hungary đoạt giải Nobel cho khoa học hiện đại là điều không thể phủ nhận.

Bà Kariko Katalin là giáo sư chuyên ngành hoá sinh và sinh học phân tử người Mỹ gốc Hungary, đã được cấp bằng sáng chế về công nghệ vắc xin tổng hợp dựa trên mRNA. 

Nhà khoa học Kariko Katalin sinh năm 1955 ở Szolnok. Bà học chương trình phổ thông ở Kisújszállás và tốt nghiệp khoa Sinh học tại Đại học József Attila (nay là Đại học Szeged). Năm 1978, bà bắt đầu nghiên cứu về virus với vị trí là nghiên cứu sinh tại Viện Sinh học Szeged, nơi bà lấy bằng tiến sĩ vào năm 1983.

Từ năm 1985, bà cùng gia đình sang định cư ở Mỹ. Ban đầu, bà làm việc tại Đại học Temple và chuyên sang Đại học Pennsylvania từ năm 1989. Năm 2005, trường đại học này đã được cấp bằng sáng chế cho các ứng dụng trị liệu bằng mRNA có chứa nucloeside biến đổi, là tiền đề cho việc tạo ra vắc xin ngừa virus Corona hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng đầu tiên trên thế giới vào năm 2020.

 

  • Website cựu sinh viên