Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”

Sáng ngày 15/8/2022, tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (ĐHKHTN) đã diễn ra lễ khai mạc hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”.

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Toàn cảnh lễ khai mạc hội thảo quốc tế.

Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Đại học Lomonosov Moscow, Cộng hòa Liên bang Nga (CHLB Nga) với 5 quốc gia ASEAN (bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Philippine, Lào và Việt Nam). Hội thảo sẽ diễn ra từ ngày 15 - 20/8/2022 tại Hà Nội và Quảng Ninh với những phiên trao đổi chuyên sâu và các chuyến tham quan thực tế tại các nhà máy xử lý nước thải, khu vực bãi thải mỏ, khu vực nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh.

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”

Hơn 50 đại biểu là các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, điều phối viên của các tổ chức phi chính phủ, các nhà lập kế hoạch, nhà quản lý và hoạch định chính sách tới từ Việt Nam, CHLB Nga, Hồng Kong, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Lào tham dự hội thảo theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu sẽ cùng nhau thảo luận về các vấn đề môi trường ở những vùng xa xôi hẻo lánh, nơi nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế. Đặc biệt ở những nơi có đặc điểm nguồn thải thường phân tán, nhận thức của cộng đồng còn chưa đầy đủ.

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
PGS.TS. Trần Quốc Bình phát biểu tại lễ khai mạc hội thảo.

Tại lễ khai mạc, PGS.TS. Trần Quốc Bình - Phó Hiệu trưởng, Trường ĐHKHTN chia sẻ: Hội thảo là dịp để chúng ta cùng nhau tổng kết các kết quả nghiên cứu mới, cập nhật của dự án và trao đổi về các nội dung triển khai áp dụng các kết quả của dự án trong các hoạt động tiếp theo. Theo đó 3 nội dung chính được thảo luận về các vấn đề môi trường và nông nghiệp ở các vùng sâu vùng xa bao gồm:

  • Xác định các nhà máy xử lý nước thải quy mô nhỏ làm mô hình mẫu với sự tham gia của cộng đồng phù hợp với vùng sâu vùng xa, miền núi.
  • Sử dụng công nghệ phù hợp, công cụ hỗ trợ (GIS, AI, drone…) trong xây dựng và triển khai các dự án.
  • Ứng dụng một số sản phẩm, công nghệ phù hợp trong thu hồi thành phần có giá trị trong dòng thải và xử lý, phục hồi môi trường, đặc biệt cho các vùng khai thác mỏ.

PGS.TS. Trần Quốc Bình khẳng định hội thảo là cơ hội tốt để các đại biểu cùng nhau trao đổi những kiến thức chuyên môn cập nhật từ đó đưa ra giải pháp đối phó với những thách thức trong các vấn đề môi trường. Trên cơ sở đó, những nghiên cứu từ dự án sẽ có giá trị lớn đóng góp vào công cuộc giải quyết các vấn đề môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống không chỉ tại Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia trong mạng lưới cũng như trên toàn thế giới.

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
PGS.TS. Nataliya Shchegolkova đến từ Đại học Lomonosov Moscow, CHLB Nga chia sẻ cảm xúc khi tham dự hội thảo tại Việt Nam.

Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN cùng Đại học Lomonosov Moscow, CHLB Nga thực hiện dự án “Thiết kế và phát triển mạng lưới truyền thông tương tác giữa ASEAN - Nga nhằm trao đổi công nghệ phát triển nông nghiệp bền vững” do Quỹ ASEAN - RUSSIA tài trợ. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, Trưởng khoa Môi trường là trưởng dự án phía Việt Nam. Dự án là sự phối hợp giữa các nhà khoa học đến từ các đơn vị: Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN; Nhóm Nghiên cứu mạnh cấp Trường ĐKHTN “Công nghệ môi trường xanh và tái chế chất thải - GEWUT”; Trường Đại học Lomonosov, CHLB Nga; Công ty Agroecouniversum Ltd, Hồng Kong; Viện Kỹ thuật Châu Á, Thái Lan cùng một số trường đại học khác đến từ Lào, Philippines và Indonesia,...

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, Trưởng khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, trưởng nhóm dự án phía Việt Nam.

Theo PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, tham gia vào dự án là cơ hội tốt giúp các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên của Khoa Môi trường có cơ hội giao lưu, trao đổi và học hỏi từ các chuyên gia quốc tế. Đặc biệt, thông qua dự ánTrường ĐHKHTN nhận được sự hỗ trợ, đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ cho phòng họp trực tuyến và phòng thí nghiệm trong công tác đào tạo, nghiên cứu.

Dự án “Mạng lưới truyền thông tương tác ASEAN - Nga nhằm trao đổi công nghệ sáng tạo về phát triển nông nghiệp bền vững”:

  • Mục đích của dự án là dạy cho sinh viên các kỹ năng thực tế trong đánh giá hiện trạng môi trường của các thủy vực ở các vùng nông nghiệp và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng nước cho một thủy vực cụ thể.
  • Thời gian diễn ra dự án: từ tháng 5/2022 - tháng 4/2023.
  • Kết quả chính hướng tới:
  • Các phương án công nghệ do sinh viên phát triển;
  • Phát triển cơ sở và ý tưởng thiết kế để xử lý các thủy vực cụ thể, đề xuất thương mại cho chính quyền địa phương

Một số hình ảnh tại hội thảo: 

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm tại Trường ĐHKHTN.
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Tiến sĩ Địa lý Kargashin Pavel đến từ Khoa Địa lý, Đại học Lomonosov Moscow; Trưởng phòng phân tích không gian địa lý, AEU Club trình bày báo cáo với chủ đề “Công cụ GIS và viễn thám trong nghiên cứu về môi trường”.
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Romanenko Konstantin, Quản lý dự án khắc phục ô nhiễm, AEU Club trình bày báo cáo với chủ đề “Các nguồn lực và tiềm lực kinh tế để phát triển các dự án sinh thái ở các vùng sâu vùng xa”.
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
PGS.TS. Nguyễn Thị Hà, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN trình bày báo cáo về “Thực trạng, giải pháp và các mô hình xử lý chất thải rắn nông thôn, Việt Nam”.
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
PGS.TS. Phạm Thị Thúy, Phó Trưởng khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, trình bày báo cáo với chủ đề “Nhà máy xử lý nước thải quy mô nhỏ cho vùng sâu vùng xa”.
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Các chuyên gia trao đổi ý kiến tại hội thảo.
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Các đại biểu hào hứng với các hoạt động nhóm và trình bày kết quả của đội mình.
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường vùng sâu vùng xa”
Hình ảnh buổi hướng dẫn thực hành cho sinh viên và chuyên gia về việc sử dụng các trang thiết bị được cung cấp từ dự án vào các thí nghiệm sinh học phân tử ứng dụng trong môi trường.

 

  • Website cựu sinh viên