Tìm hiểu nguồn gốc loài người và những đặc điểm của người hiện đại – góc tiếp cận từ giải Nobel Y sinh năm 2022

Chúng ta là ai? Chúng ta đến từ đâu? Mối quan hệ tiến hóa giữa loài người hiện đại và loài tổ tiên gần nhất của chúng ta là gì? Cái gì tạo ra sự độc nhất vô nhị của loài người hiện đại?... Những câu hỏi đó đã phần nào được sáng tỏ qua Bài giảng đại chúng: “Giải Nobel 2022 – Lĩnh vực Sinh lý học hoặc Y học” do Ban điều hành Hệ đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng phối hợp với Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKHTN, ĐHQGHN) tổ chức.

Tìm hiểu nguồn gốc loài người và những đặc điểm của người hiện đại – góc tiếp cận từ giải Nobel Y sinh năm 2022

PGS.TS. Võ Thanh Quỳnh, Đồng Trưởng Ban điều hành Hệ đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng giới thiệu chương trình.

Chương trình đã diễn ra chiều ngày 16/11/2022 với sự trình bày bài giảng của PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Trưởng Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

Tìm hiểu nguồn gốc loài người và những đặc điểm của người hiện đại – góc tiếp cận từ giải Nobel Y sinh năm 2022

Tham dự chương trình có PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN, GS.TS. Lê Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Võ Thanh Quỳnh, Đồng Trưởng Ban điều hành Hệ đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng, PGS.TS. Phạm Tiến Đức, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Ban lãnh đạo và các thầy cô Khoa Sinh học, cùng nhiều cán bộ, nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh trong và ngoài trường.

Tìm hiểu nguồn gốc loài người và những đặc điểm của người hiện đại – góc tiếp cận từ giải Nobel Y sinh năm 2022

Hình ảnh của nhà khoa học Svante Pääbo được Ủy ban Nobel thông tin chiều 3/10/2022. Ảnh: AFP

Năm 2022, Giải Nobel Lĩnh vực Y sinh đã được trao cho nhà khoa học người Thụy Điển Svante Pääbo (Giám đốc Viện nghiên cứu Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa tại Leipzig, CHLB Đức) bởi các khám phá của ông liên quan đến hệ gen người cổ tuyệt chủng (extinct hominins) và tiến hóa loài người hiện đại.

Vấn đề nguồn gốc loài người, mối quan hệ tiến hóa giữa loài người hiện đại và loài tổ tiên gần nhất, hay điều gì tạo ra sự độc nhất vô nhị của loài người hiện đại,… luôn là những câu hỏi lớn của mỗi chúng ta. Thông qua nghiên cứu tiên phong của mình, giáo sư Svante Pääbo góp phần quan trọng giải đáp cho các câu hỏi đó. Bằng việc khám phá phương pháp tinh sạch DNA từ các mẫu hóa thạch của người cổ tuyệt chủng, ông đã hoàn thành một nhiệm vụ dường như bất khả thi: giải trình tự hệ gen của người cổ Neanderthal; phát hiện về sự tồn tại của người cổ Denisova và làm sáng tỏ mối quan hệ tiến hóa ở mức hệ gen giữa người cổ với người hiện đại Homo sapiens. Từ đó, lĩnh vực khoa học Hệ gen học cổ sinh vật (Paleogenomics) được ra đời, mở ra một giai đoạn mới cho nghiên cứu lịch sử tiến hóa loài người và ứng dụng trong sinh lý học người hiện đại.

Tìm hiểu nguồn gốc loài người và những đặc điểm của người hiện đại – góc tiếp cận từ giải Nobel Y sinh năm 2022

Trong bài giảng của mình, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân đã trình bày chi tiết thông tin khoa học gồm những thành tựu nghiên cứu về nguồn gốc loài người, Hệ gen học người và ứng dụng trong nghiên cứu tiến hóa, cùng với đó là chặng đường đi tới giải Nobel 2022 của nhà khoa học Svante Pääbo. Từ các dẫn giải ban đầu, các công trình nghiên cứu nổi bật của Sa Svante Pääbo được tổng quan ngắn gọn, dễ hiểu; những biến đổi ở mức độ hệ gen người hiện đại so với hệ gen người cổ giải thích cho sự độc nhất vô nhị của Homo sapiens. Bài giảng đã làm rõ ý nghĩa đặc biệt của các khám phá và những đóng góp khoa học có tính đột phá của giáo sư Svante Pääbo đối với nhân loại.

Tìm hiểu nguồn gốc loài người và những đặc điểm của người hiện đại – góc tiếp cận từ giải Nobel Y sinh năm 2022

Với các trình bày dễ hiểu nhất, đi từ những kiến thức cơ bản ban đầu về nguồn gốc loài người dựa trên bằng chứng hóa thạch, giải phẫu học so sánh đến những bằng chứng di truyền học phân tử, bài giảng của PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân rất hấp dẫn và cung cấp nhiều thông tin khoa học bổ ích cho người nghe.

Tìm hiểu nguồn gốc loài người và những đặc điểm của người hiện đại – góc tiếp cận từ giải Nobel Y sinh năm 2022
Tìm hiểu nguồn gốc loài người và những đặc điểm của người hiện đại – góc tiếp cận từ giải Nobel Y sinh năm 2022

Sinh viên đặt câu hỏi cho diễn giả.

Sau phần trình bày của diễn giả, người nghe đặt câu hỏi trực tiếp và được nghe PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân trao đổi, giải đáp.

Tìm hiểu nguồn gốc loài người và những đặc điểm của người hiện đại – góc tiếp cận từ giải Nobel Y sinh năm 2022

PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân chụp ảnh kỷ niệm với lãnh đạo Nhà trường và lãnh đạo khoa, phòng ban.

Bài giảng đại chúng là một hoạt động khoa học diễn ra thường xuyên ở Trường ĐHKHTN nhằm cung cấp thông tin khoa học tới nhiều đối tượng khác nhau. Năm nay, hướng tới kỷ niệm 25 năm thành lập Hệ Cử nhân khoa học tài năng, Ban điều hành Hệ đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng Trường ĐHKHTN đã phối hợp với các Khoa tổ chức chuỗi bài giảng đại chúng trong nhiều lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Sinh học,... Các bài giảng đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, sinh viên, học sinh trong và ngoài trường tham gia. Ban tổ chức hi vọng, từ các bài giảng đại chúng này, kiến thức khoa học chuyên ngành được phổ biến sâu rộng tới nhiều đối tượng, từ đó kích thích lòng say mê nghiên cứu khoa học của các bạn trẻ.

Tìm hiểu nguồn gốc loài người và những đặc điểm của người hiện đại – góc tiếp cận từ giải Nobel Y sinh năm 2022

PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân chụp ảnh kỷ niệm với cán bộ khoa và sinh viên.

Thông tin thêm về diễn giả: PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân

-Cử nhân Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1996)

-Thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Di truyền học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1999)

-Tiến sĩ Khoa học Tự nhiên (Dr.rer.nat.) tại Đại học Ernst – Moritz – Arndt Greifswald, CHLB Đức (2005).

-Giảng viên Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN; thành viên của Hội Di truyền học Việt Nam, Hội Di truyền Y học Việt Nam.

Trong hơn 20 năm công tác tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, bà đã công bố trên 40 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành quốc gia và quốc tế, xuất bản 3 giáo trình và sách tham khảo.

Hướng nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân tập trung vào cơ sở di truyền học phân tử ung thư, ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán phân tử bệnh di truyền ở người; phân tích đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử; sàng lọc các hợp chất có hoạt tính sinh học định hướng phát triển thuốc.

  • Website cựu sinh viên