Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

Đây là chủ đề cuộc hội thảo khoa học diễn ra tại Trường Đại học Khoa học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây (ngày 09/12/2022).

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động kết nối các nhà khoa học giữa các đơn vị trong Trường và với các đơn vị khác trong ĐHQGHN nhằm thúc đẩy các hướng nghiên cứu liên ngành, tăng năng lực cạnh tranh và tạo ra những sản phẩm có nhu cầu xã hội cao.

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

Tham dự chương trình có PGS.TS. Trần Xuân Tú, Viện Trưởng Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS. Lê Thanh Sơn, PGS.TS. Trần Quốc Bình, PGS.TS. Ngạc An Bang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) và nhiều cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên quan tâm tới chủ đề của hội thảo.

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Trần Quốc Bình, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN đã chào mừng các nhà khoa học, nghiên cứu sinh, sinh viên tới tham dự hội thảo, đồng thời cảm ơn các báo cáo viên đã giành thời gian chuẩn bị và chia sẻ với hội thảo những kết quả, kinh nghiệm nghiên cứu của mình.

“Chủ đề được ưu tiện lựa chọn để kết nối các nhà khoa học thông qua hội thảo này là khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Lý do lựa chọn chủ đề này là bởi vì: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo đang dần trở thành một công cụ phổ dụng và cần thiết để triển khai các nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực có liên quan đến những khối lượng dữ liệu lớn, được cập nhập thường xuyên” – PGS.TS. Trần Quốc Bình nói.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe 5 báo cáo đặc sắc từ các báo cáo viên.

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

PGS.TS. Lê Hồng Phương, Khoa Toán – Cơ – Tin học trình bày báo cáo đề dẫn: Tổng quan về khoa học dữ liệu, học máy và trí tuệ nhân tạo.

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

GS.TS. Nguyễn Thế Toàn trình bày báo cáo “Ứng dụng của tính toán mô phỏng và trí tuệ nhân tạo trong khoa học vật liệu và y sinh”. Đây là đề tài của nhóm tác giả: GS.TS. Nguyễn Thế Toàn, TS. Nguyễn Tiến Cường, Khoa Vật lý; TS. Đỗ Minh Hà, Khoa Sinh học (Trường ĐHKHTN) và TS. Phạm Tiến Lâm, Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Phenikaa.

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

TS. Đỗ Minh Hà, Khoa Sinh học trình bày vấn đề liên quan đến lĩnh vực y sinh.

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang trình bày báo cáo: Phân tích dữ liệu trong thủy văn và tài nguyên nước. Đề tài được thực hiện bởi nhóm tác giả: PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang, PGS.TS. Trần Ngọc Anh, TS. Nguyễn Quang Hưng, TS. Nguyễn Ý Như, Khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học.

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

GS.TS. Đỗ Minh Đức, Khoa Địa chất trình bày báo cáo: Một số vấn đề về nghiên cứu các hệ thống phức hợp đa tỷ lệ trong khoa học Trái đất trên cơ sở dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

Với góc nhìn của một nhà khoa học và góc nhìn từ doanh nghiệp, TS. Nguyễn Xuân Linh, Khoa Địa lý trình bày báo cáo “Phát triển một số giải pháp phục vụ xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở ứng dụng GIS, RS và AI”.

Các báo cáo đều nhận được sự quan tâm của các đại biểu tham dự bởi có nhiều thông tin đáng chú ý ở đề tài, cách tiếp cận vấn đề, cách thực hiện, đặc biệt là những hướng nghiên cứu gợi mở được chia sẻ.

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo
Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo
Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo
Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

Sau phần trình bày của các báo cáo viên, các đại biểu đã đặt câu hỏi và mọi người tiếp tục chia sẻ, thảo luận.

Phát triển các nghiên cứu liên ngành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên nền tảng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm.

Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu sáng tạo và chuyển giao tri thức thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, và đặc biệt, với tầm nhìn trở thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến ở châu Á vào năm 2035, các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học Trường ĐHKHTN đã và đang nỗ lực hết mình trong công cuộc đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong đó có việc phát triển các hướng nghiên cứu khoa học liên ngành. Hàng năm, các cán bộ của Nhà trường công bố hơn 500 bài báo quốc tế trong danh mục ISI/Scopus (dẫn đầu trong các trường thành viên của ĐHQGHN).

  • Website cựu sinh viên