Covid-19 không ảnh hưởng đến đam mê nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chiều ngày 10/5/2021, Phiên chấm báo cáo Hội nghị Khoa học Sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã diễn ra thành công thông qua hình thức trực tuyến.

Covid-19 không ảnh hưởng đến đam mê nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên phiên chấm báo cáo Hội nghị Khoa học Sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2021 diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Tổng số 21 báo cáo xuất sắc nhất từ 08 khoa đã được chọn trình bày dạng poster trước Hội đồng đánh giá cấp Trường. Các bạn sinh viên được chọn một trong hai hình thức báo cáo: báo cáo trực tiếp ở điểm cầu của mình hoặc báo cáo qua video thực hiện trước; sau đó, các thành viên Hội đồng đặt câu hỏi và sinh viên trả lời.

Covid-19 không ảnh hưởng đến đam mê nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

PGS.TS. Trần Quốc Bình, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo phát biểu khai mạc tại phiên chấm báo cáo Hội nghị Khoa học Sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2021.

Phát biểu khai mạc tại phiên chấm báo cáo Hội nghị Khoa học Sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2021, PGS.TS. Trần Quốc Bình, Phó Hiệu trưởng Nhà trường bày tỏ sự vui mừng khi phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên không bị ảnh hưởng nhiều bởi các làn sóng dịch bệnh Covid-19 trong năm học vừa qua, mặc dù rất nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên gắn với hoạt động điều tra, khảo sát thực địa và thực hành, thí nghiệm.

“Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học của các em sinh viên cũng như sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo; việc bố trí kế hoạch đào tạo và nghiên cứu khoa học hợp lý của Nhà trường nên năm nay, số lượng công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên không những giảm mà còn tăng mạnh so với các năm trước. Tổng cộng có 432 báo cáo khoa học sinh viên với gần 700 sinh viên tham gia hoạt động bổ ích này (so với 344 báo cáo năm 2019 - khi chưa xảy ra dịch bệnh Covid-19)” – PGS.TS. Trần Quốc Bình cho biết.

Sinh viên Nguyễn Văn Mạnh, K62 khoa Sinh học chia sẻ: “Em rất vui vì được tham gia Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên. Quá trình tham gia nghiên cứu khoa học giúp em được tiếp cận thực hành với nhiều kiến thức và phương pháp mới. Bên cạnh đó, em cũng được học hỏi nhiều hơn về các hướng nghiên cứu từ các thầy cô”.

Covid-19 không ảnh hưởng đến đam mê nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Nhiều báo cáo được trình bày bằng tiếng Anh và việc hỏi – đáp giữa thành viên Hội đồng và sinh viên cũng hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Theo các thành viên Hội đồng chấm báo cáo khoa học sinh viên cấp Trường năm 2021, chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học của các em sinh viên được duy trì ở mức cao. Trong số các báo cáo năm nay, có 23 công trình có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn, 15 công trình có kết quả được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, đặc biệt có 06 công trình được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/SCOPUS.

Covid-19 không ảnh hưởng đến đam mê nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Sinh viên Khoa Môi trường đang trình bày báo cáo.

Trước đó, để chuẩn bị cho phiên báo cáo poster online diễn ra thuận lợi, Nhà trường đã tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ để đảm bảo phiên báo cáo trực tuyến được thông suốt, tạo tâm lý thuận lợi cho các em sinh viên. Thực hiện yêu cầu phòng chống dịch, các thành viên Hội đồng được đề nghị rửa tay khử khuẩn, đeo khẩu trang, ngồi giãn cách suốt quá trình chấm giải.

Covid-19 không ảnh hưởng đến đam mê nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Các thành viên Hội đồng đang trao đổi với sinh viên.

Theo kết quả chấm của Hội đồng, có 10 báo cáo đạt giải Nhất và 11 báo cáo đạt giải Nhì. Các báo cáo có điểm số cao sẽ được gửi tham gia xét Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2021.

Covid-19 không ảnh hưởng đến đam mê nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Các thành viên Hội đồng chấm báo cáo Hội nghị khoa học sinh viên năm 2021 chụp ảnh lưu niệm.

Danh sách báo cáo khoa học được giải Nhất tại Hội nghị Khoa học Sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2021

TT Tên đề tài Họ và tên
1 Weighted p-parabolicity, weighted p-Laplacian, and their applications Đỗ Xuân Anh, K62 CNKHTN Toán học
2 Phát triển phương pháp đo glucose nồng độ thấp sử dụng tán xạ Raman tăng cường bề mặt kết hợp điện hóa Bùi Thu Hương, Nguyễn Thùy Linh, Hồ Văn Chính, K62 Vật lý; Bùi Trường Sơn, K64 CNKHTN Vật lý; Bùi Vân Anh, K65 CNKHTN Vật lý
3 Magnetically recyclable CuFe2O4 catalyst for efficient synthesis of bis(3-indolyl)methanes using indoles and alcohols under mild condition Bùi Hoàng Yến, K63 CNKHTN Hóa học
4 Nghiên cứu xác định một số siloxane mạch vòng trong mẫu nước thu tại Hà Nội, Việt Nam Khiếu Thị Hạnh, K63 Hóa học
5 Phát triển hệ thống chuyển gen hiệu suất cao ở nấm sợi Aspergillus niger và Aspergillus oryzae phục vụ biểu hiện gen tái tổ hợp Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Thị Bích Phượng, K62 Sinh học; Nguyễn Thị Xuân, K63 CNSH; Hà Thị Kim Dung, K63 CLC CNSH; Đoàn Thành Đạt, K63 CNKHTN Sinh học
6 Establishment of a Vietnamese induced pluripotent stem cell line (VRISGi001-A) from umbilical cord blood hematopoietic stem cells and generation of iPSC-derived cardiomyocytes Nguyễn Thị Thảo, K62 CNKHTN Sinh học
7 Ảnh hưởng của thay đổi lớp phủ/sử dụng đất đến chất lượng nước mặt bằng công nghệ địa thông tin: Trường hợp nghiên cứu tại khu vực khai thác khoáng sản Uông Bí - Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị Nhung, Nguyễn Thị Thảo Vân, Nguyễn Thị Diễm My, Hứa Hoàng Huế, K63 Khoa học thông tin Địa không gian
8 Nghiên cứu đặc điểm phân bố hạt vi nhựa trong trầm tích vùng bờ vịnh Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận Hoàng Tú Hằng, Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Thị Thu Uyên, K64 Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Phạm Thị Ngọc, K62 Quản lý Tài nguyên và Môi trường
9 Phân tích về hiện tượng nhiễu động trời quang được ghi nhận bởi các máy bay trên không phận Việt Nam và ứng dụng mô hình WRF để cảnh báo sớm hiện tượng Trần Bùi Anh Tuấn, K62 CLC Khí tượng học
10 Ứng dụng vật liệu Composite Sichar để chế tạo hệ thống lọc nước Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Hoàng Phát, K63 CNKTMT; Lê Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Thủy, K63 CLC KHMT; Vũ Thị Trang, K63 Tiên tiến KHMT

 

  • Website cựu sinh viên