Sân chơi của những học sinh, sinh viên đam mê và sáng tạo

Chiều ngày 15/4/2014, cuộc thi robocon với tên gọi “Robot thu hoạch điểm 10” đã diễn ra sôi động tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Chiều ngày 15/4/2014, cuộc thi robocon với tên gọi “Robot thu hoạch điểm 10” đã diễn ra sôi động tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Cuộc thi đã thu hút đông đảo sinh viên, cán bộ, giảng viên trong Nhà trường tham gia quan sát và cổ vũ. Đặc biệt có sự hiện diện của PGS.TS. Nguyễn Văn Nội - Hiệu trưởng Nhà trường cùng lãnh đạo các phòng ban chức năng và lãnh đạo Khoa Vật lý; đồng chí Trương Ngọc Kiểm - Bí thư Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều cơ quan báo chí truyền thông.

Đây là một sân chơi trí tuệ dành cho các học sinh, sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học được hình thành từ một ý tưởng đơn giản của học sinh, sinh viên khi đang trên ghế nhà trường đó là mong ước trở thành “con ngoan trò giỏi” đó là gặt hái được nhiều điểm 10 trong thành tích học tập của mình… Khởi xướng từ ý tưởng đơn giản ấy, với sự đam mê cháy bỏng của những giảng viên trẻ bộ môn Vật lý Vô tuyến, Khoa Vật lý đã xây dựng một cuộc thi Robocon cấp trường với sự tham dự của học sinh, sinh viên toàn trường. Kết quả có 5 đội được hình thành là sinh viên khoa Toán - Cơ - Tin học, sinh viên khoa Vật lý và học sinh Trường THPT Chuyên KHTN.

Các thành viên tham gia dự thi

5 đội chơi đã chế tạo 5 robot tự động và 5 robot điều khiển bằng tay, các robot phải đáp ứng được yêu cầu sau: Khi bắt đầu hoạt động, robot tự động phải tự động hoàn toàn, con người không được can thiệp bằng bất kỳ hình thức nào. Khi hoạt động, ít nhất robot tự động phải chạy được quãng đường tối thiểu bằng 3m (trong trường hợp làm robot cản phá bằng robot tự động). Robot tự động có thể chạy khắp sân thi đấu (cả ở vùng giành cho robot tự động, cả ở vùng dành cho robot điều khiển bằng tay). Số lượng và kích thước robot tự động là không hạn chế, nhưng vùng xuất phát của robot tự động chỉ có kích thước 50cm x 50cm. Sau khi khởi động xong, robot tự động có thể thay đổi hình dạng, kích thước tùy ý. Mỗi đội chỉ có 1 robot điều khiển bằng tay, robot điều khiển bằng tay chỉ được hoạt động ở vùng dành cho điều khiển bằng tay, và tuyệt đối không được chạm vào robot tự động của đội mình, cũng như robot tự động của đối phương. Nguồn điện cung cấp cho robot không được vượt quá 8 cục pin với loại pin sử dụng là pin AA hay pin sạc  1.2V.

Robot tự động với các rổ lấy bóng là sản phẩm tái chế

Luật chơi: Trên vùng di chuyển của rotbot tự động sẽ có các cột chứa điểm (gồm 2 cột chứa điểm 5 – tượng trưng bằng quả bóng màu vàng, và 1 cột chứa điểm 10 – tượng trưng bằng quả bóng màu đỏ). Robot tự động sẽ thực hiện việc lấy bóng trên các cột đó và đem theo trên mình.

Robot điều khiển bằng tay sẽ do thành viên của đội thi đấu điều khiển bằng tay (có thể điều khiển bằng sóng vô tuyến hoặc bằng dây),trong vùng điều khiển bằng tay có các ô chứa điểm (gồm có 3 điểm 3 và 3 điểm 5 được phân loại theo màu của bóng). Nhiệm vụ của robot điều khiển bằng tay là thực hiện lấy bóng ở các ô chứa điểm và đem theo trên mình.

Đội nào lấy được điểm mười và thêm bất kỳ một điểm nào nữa thì được xem như giành chiến thắng “knock-out” và được gọi là “con ngoan trò giỏi”; trận đấu sẽ dừng lại ngay lập tức. Trường hợp không đội nào giành chiến thắng knock-out, thì đội nào giành được số điểm nhiều hơn trong thời gian thi đấu (5 phút) là đội giành chiến thắng.

Sân thi đấu:  Vùng tự động gồm các miếng ghép từ nhựa acrilyc đen, ở giữa và 2 mép ngoài có vạch trắng có bề rộng như nhau và bằng 5cm, bao gồm đường thẳng và đường cong. Tổng chiều dài của vùng tự động là 9m, tính từ nơi xuất phát của mỗi đội. Hai cột chứa điểm 5 nằm bên sát mép đường và đối xứng nhau, cách ngã ba 50cm, được robot nhận diện bằng vạch kép trắng, có bề rộng 5cm, cách nhau 5cm. Cột chứa điểm 10 nằm ở cuối cùng và ở chính giữa của vùng tự động, được phát hiện bằng vạch kép trắng, bề rộng 5cm, cách nhau 5cm. Cột chứa điểm là ống nhựa PVC có đường kính 27, dưới đáy cột là ống PVC có đường kính 72, cột được gắn chặt xuống sàn thi đấu. Điểm số tượng trưng là các quả bóng bàn, với các màu sắc khác nhau, được đặt tự do phía bên trên cột. Vùng điều khiển bằng tay của mỗi đội có chiều rộng là 2m, chiều dài là 5m, có màu sắc khác nhau để phân biệt giữa các đội, mặt sàn được trải thảm. Ô chứa điểm của vùng tự động là một hộp, có kích thước 50x30x4 (cm) dài – rộng – cao. Điểm được đặt tự do trong hộp trên những tấm xốp để định vị.

Sân thi đấu robocon

Hình thức thi đấu: Các đội chỉ được tham gia thi đấu khi giám sát viên xe đã kiểm tra và đồng ý. Các đội đưa robot (bao gồm tự động và điều khiển bằng tay) vào vị trí xuất phát. Các hệ thống điều khiển như (động cơ và bánh lái) nên được tắt trong quá trình bố robot. Sau khi có hiệu lệnh của trọng tài, các đội sẽ khởi động cho robot tự động hoạt động, (chỉ thao tác 1 đến 2 nút bấm) kể từ thời điểm đó không được phép chạm tay vào robot tự động. Thành viên còn lại của mỗi đội sẽ đồng thời điều khiển robot bằng tay để thực hiện lấy điểm ở vùng điều khiển bằng tay. Trong quá trình hoạt động, các đội được phép khởi động lại robot tự động duy nhất 1 lần, sau khi trọng tài giám sát trận đấu cho phép.

Luật chơi: Mọi bộ phận trên robot bằng tay không được xâm phạm vùng của robot tự động. Robot bằng tay hoàn toàn có thể cản phá robot tự động ở vùng điều khiển bằng tay. Chỉ robot tự động được phép đi vào vùng tự động, robot bằng tay đi vào vùng tự động sẽ bị trừ điểm. Nếu đi vào vùng tự động quá 1 lần thì bị truất quyền thi đấu. Việc này liên tưởng đến trong giờ kiểm tra. Sinh viên chỉ được phép sử dụng những đồ dùng học tập cần thiết, nếu vi phạm quy chế thì bị nhắc nhở, nếu tái phạm thì bị đình chỉ. Mọi bộ phận trên cơ thể robot bằng tay, sau khi tách ra bắt buộc phải hoạt động, và được xem như là robot tự động. Vùng điều khiển bằng tay của 2 đội thông nhau, 2 đội có thể lấy bóng của nhau với điều kiện trên mình phải có tối thiểu 1 bóng của đội mình. Việc này liên tưởng đến sự kiện. Giáo viên ra bài tập trên bảng, sinh viên giơ tay lên bảng nhưng không làm được bài thì sinh viên khác hoàn toàn có thể lên để giành điểm số nếu giải đúng.

5 đội tham dự đã chế tạo robot với các bản mạch điện tử và các sản phẩm tái chế khác như hộp, cốc nhựa và tham gia thi đấu vòng tròn sau đó chọn ra 2 đội thi đấu trận chung kết.

Robot tự động tranh bóng tại chốt điểm 10

Thậm chí bỏ cả chốt điểm 10 để ra… đối kháng

Cuộc thi đã diễn ra trong không khí hào hứng và có nhiều tình huống đối kháng đầy gay cấn tranh chấp bóng tại chốt điểm 10 và khu vực điều khiển bằng tay hay những trận có kết quả knock-out đầy thông minh. Đồng thời, cũng có một vài sự cố hài hước như, robot tự động quá nhạy sáng nên thay vì đi đường theo các vạch trắng thì đi thẳng tới vùng trắng test sân, hoặc có robot tự động đi nửa đường rồi … quay về… rồi lại lên thi đấu tiếp khiến cho khán giả lẫn thành viên các đội thi những cảm xúc khó tả.

Sau gần 3 tiếng đồng hồ thi đấu, kết quả chung cuộc như sau:

Giải

Các thành viên

Lớp

NHẤT

Lê Duy Tùng

K56 - A3 Toán Tin Ứng dụng

Lê Xuân Diện

K57- Công nghệ hạt nhân

Nguyễn Thị Trang

K57- Quốc tế Vật lý

Nguyễn Huy Thọ

K58- Công nghệ Hạt nhân

NHÌ

Trần Hoài Nam

K57 - Quốc tế Vật lý

Phạm Thanh Tùng

K57 - Tiên tiến Công nghệ Hạt nhân

Nguyễn Xuân Tuyên

K55 -Sư phạm Vật lý

Lê Thị Hiền

K58 -Sư phạm Vật lý

Đỗ Quang Lộc

K55 - Quốc tế - Tài năng Vật lý

BA

Trần Quốc Huy

K57- Quốc tế Vật lý

Nguyễn Thị Hạnh

K57-Tiên tiến Công nghệ Hạt nhân

Đào Ngọc Huyền

K58- Sư phạm Vật lý

Lê Quốc Thái

10A1- THPT Chuyên

BA

Phan Thị Hà Trang

K57- Quốc tế Vật lý

Phạm Văn Nghĩa

K57- Quốc tế Vật lý

Hà Thị Thanh Mùi

K55- Sư phạm Vật lý

Nguyễn Thị Hải Yến

K58 - Sư phạm Vật lý

BA

Nguyễn Văn Dũng

K57 - Công nghệ Hạt nhân

Ngô Thị Minh Nguyệt

K58 - Sư phạm Vật lý

Nguyễn Thị Huyền Trang

K57 - Tiên tiến Công nghệ Hạt nhân

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

K58 - Sư phạm Vật lý

Sau đây là một số hình ảnh tại cuộc thi:
 
 
 
 
 
 
  • Website cựu sinh viên