Giới thiệu chung

     Được thành lập từ năm 1995 theo quyết định của ĐHQGHN, Khoa môi trường,  Trường ĐHKHTN đã và đang phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu cả nước về đào tạo cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực môi trường từ trình độ đại học (Cử nhân Khoa học môi trường, Cử nhân Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ sư Môi trường, sức khỏe và an toàn) với các chương trình đào tạo chuẩn và chất lượng cao, đến trình độ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ). Năm 2010, Khoa bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên Chương trình tiên tiên – liên kết với trường đại học hàng đầu của Mỹ (Đại học Indiana) đào tạo Cử nhân Khoa học môi trường theo quyết định của BGD&ĐT. Sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo của Khoa có nền tảng kiến thức vững chắc, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp tốt, tự tin trong giao năng giao tiếp tiếng Anh. Ngoài đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu hàng đầu về lĩnh vực môi trường, hiện Khoa còn có đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học làm giảng viên kiêm nhiệm từ các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước; các cơ quản quản lý nhà nước như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…

     Các phòng thí nghiệm của Khoa được xây dựng với quy mô hiện đại, có đội ngũ cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên, cộng tác viên và kỹ thuật viên được đào tạo trong và ngoài nước, làm việc chuyên nghiệp. Trang thiết bị được đầu tư hiện đại; cho phép triển khai phân tích chính xác các thành phần môi trường không khí, nước, đất; đo nhanh, quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường, phân tích và nghiên cứu thực phẩm. 

     Trung tâm Tư liệu – thư viện môi trường với hàng nghìn sách và tài liệu và thường xuyên được bổ sung, cập nhật,  trong đó có trên 500 đầu sách bằng tiếng Anh do Vương quốc Bỉ tài trợ, hàng trăm giáo trình do các cán bộ của Khoa biên soạn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của cán bộ và học tập của sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh. 

     Chương trình đào tạo của Khoa đã được kiểm định bởi tổ chức kiểm định quốc tế và được cập nhật, điều chỉnh hàng năm phù hợp với xu hướng phát triển mạnh mẽ của trong lĩnh vực môi trường trên Thế giới và Việt Nam; tập trung vào các mục tiêu: xây dựng chính sách phát triển bền vững và chiến lược bảo vệ môi trường; ứng dụng các công cụ và mô hình toán học, sinh thái, tin học vào việc quản lý môi trường, quy hoạch môi trường, kiểm soát ô nhiễm; ứng dụng và phát triển công nghệ phù hợp để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, đất ô nhiễm và cải tạo phục hồi ô nhiễm môi trường vùng; nghiên cứu cơ bản về khoa học môi trường, khoa học đất, sinh thái môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng, bảo vệ và cải tạo đất canh tác, đất trống đồi trọc; hoạch định chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên; hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và quản lý môi trường, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động cũng như công tác đảm bảo an toàn cho người lao động trong các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp; …

     Đặc biệt, từ năm 2020 ĐHQGHN chính thức cho phép tuyển sinh ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm trình độ đại học nhằm tăng cường nguồn lực cho xã hội về lĩnh vực: Công nghệ chế biến thực phẩm; Kiểm định chất lượng và an toàn thực phẩm; Thực phẩm và dinh dưỡng cộng đồng; Thực phẩm chức năng; Độc học thực phẩm… Năm 2023, Khoa Môi trường bắt đầu tuyển sinh chương trình đào tạo kỹ sư ngành Môi trường, sức khoẻ và an toàn nhằm tăng cường nguồn lực cho xã hội về quản lý môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp, an toàn lao động, kiểm soát ô nhiễm môi trường, quan trắc, giám sát và đánh giá các rủi ro (rủi ro về háoc hất, chảy nổ, ô nhiễm, môi trường, sự cố môi trường…), an toàn trong lao động, quản lý sức khỏe nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ con người trong các hoạt động sản xuất, an toàn vệ sinh công trường/ nhà xưởng sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm của người lao động….

     Tập thể cán bộ Khoa môi trường đã và đang chủ trì triển khai nhiều đề tài nghiên cứu và dự án khoa học trong nước và hợp tác quốc tế thuộc chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KC 08, các chương trình hợp tác khoa học với nhiều tổ chức khoa học trong và ngoài nước, như SIDA-SAREC, VLIR, KOICA, GOOGLE DRAFT, OXFAM, SAUNAC, UNDP, Erasmus+…

     Sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Khoa được tạo điều kiện tham gia các đề tác nghiên cứu khoa học do các thầy cô chủ trì; tham gia thực tập thực tế, thực tập sản xuất; tham gia học tập và trao đổi theo các đề án hợp tác đào tạo của Khoa với các trường đại học ở nước ngoài; cũng như trực tiếp nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm hiện có trong Khoa. Nhờ vậy, sinh viên Khoa Môi trường hằng năm thường dành được nhiều giải thưởng khoa học cao của các tổ chức quốc tế (như Honda Foundation, Sony Green Discovery,...), giải thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.     

Triết lý giáo dục: Học để ứng dụng, học từ thực tiễn

Khẩu hiệu hành động: Chất lượng cao, trách nhiệm xã hội

Sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển và chuyển giao tri thức hiện đại, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bền vững.

Tầm nhìn: Đến năm 2030 trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học về môi trường; kỹ thuật môi trường, phát triển bền vững; môi trường, sức khỏe và an toàn; khoa học và công nghệ thực phẩm có uy tín và đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

Nội dung giới thiệu về các ngành

Bậc Đại họcĐại học

1. Chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường

Khoa học môi trường là lĩnh vực khoa học liên ngành và có tính ứng dụng cao, đòi hỏi các tri thức về cả về khối khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. Ngành Khoa học Môi trường do Khoa Môi trường đào tạo được thực hiện bắt đầu từ năm 1992, và liên tục phát triển từ đó cho đến nay ở cả bậc đại học và sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ). Hàng năm, số lượng tuyển sinh của Khoa luôn duy trì ở mức từ 80-120 sinh viên cho cả 3 hệ chuẩn, tiên tiến và chất lượng cao.

Chương trình đào tạo đã được kiểm định theo Chương trình kiểm định quốc tế AUN-QA từ năm 2015 và chương trình kiểm định của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2023

Mục tiêu đào tạo:

- Về kiến thức: Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành Khoa học môi trường phục vụ công tác nghiên cứu, quản lí, điều tra giám sát, tư vấn, giảng dạy trong các lĩnh vực quản lí môi trường, sinh thái môi trường, đa dạng sinh học, độc học môi trường, mô hình hóa môi trường và phát triển bền vững, hay các thành phần cơ bản của môi trường như môi trường đất, nước, biển và không khí

- Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên các kĩ năng thực hành và phân tích thành thạo, phát hiện, đánh giá và dự báo những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra; Tư duy sáng tạo, phân tích đa chiều, logic để đưa ra các giải pháp chuyên môn; kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế để tổ chức thực hiện quản lí các vấn đề môi trường một cách có hiệu quả. Kĩ năng quản lí lãnh đạo, giao tiếp, phát triển bản thân và khởi nghiệp. Khả năng sử dụng ngoại ngữ bậc 3/6 để phục vụ cho các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Khoa học môi trường

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Sinh viên được rèn luyện để có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, tự chủ, sáng tạo, giải quyết được những vấn đề phức tạp, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm, có phẩm chất chính trị, sức khoẻ tốt, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, phục vụ cộng đồng

Các hướng đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu:

- Quản lý môi trường;

- Sinh thái môi trường;

- Mô hình hóa môi trường và phát triển bền vững;

- Môi trường đất;

- Môi trường nước;

- Môi trường không khí;

- Môi trường biển;

- Độc chất học và kiểm soát độc chất.

Vị trí việc làm và cơ hội phát triển sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường có đủ năng lực nhận công tác trong lĩnh vực môi trường như công chức, viên chức quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Công thương, hay các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ ở các Tỉnh, Thành phố, các Phòng Tài nguyên và Môi trường ở các Huyện, các tổ chức quốc tế, tập đoàn, công ty,…); cán bộ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các nhà máy xí nghiệp, các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh; các dự án có liên quan tới môi trường, các dự án khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các tổ chức nghề nghiệp xã hội; 

Chuyên viên môi trường cho các đơn vị sự nghiệp; Cán bộ giảng, nghiên cứu dạy về môi trường cho các trường học, viện nghiên cứu; Cơ hội học tập nâng cao trình độ ở các đơn vị đào tạo có uy tín trên Thế giới

Thông tin chi tiết 

- CTĐT chuẩn ngành KHMT

- CTĐT chất lượng cao ngành KHMT 

2. Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường được Khoa Môi trường tổ chức đào tạo bắt đầu từ năm 2004 đến nay bao gồm cả đạo tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Hàng năm, số lượng tuyển sinh của Khoa luôn duy trì ở mức từ 40-70 sinh viên.

Chương trình đào tạo đã được kiểm định đạt chuẩn quốc tế bởi tổ chức kiểm định quốc tế (AUN-QA) từ năm 2018. Năm 2023, đang thực hiện đánh giá chu kỳ 2 theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA.

Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ kĩ thuật môi trường có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trách nhiệm xã hội và có khả năng đổi mới sáng tạo, trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn toàn diện về công nghệ kĩ thuật môi trường, nắm vững nguyên lý khoa học và nguyên lý công nghệ môi trường, có kĩ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm.

- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cập nhật và hiện đại nhất về công nghệ kĩ thuật môi trường nói chung và công nghệ xử lí chất thải nói riêng (nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, đất ô nhiễm…), đặc biệt chú ý đến các phương pháp xử lý bền vững và thân thiện với môi trường; phương pháp nghiên cứu, xử lí chất thải. Những kiến thức trang bị cho sinh viên vừa mang tính hiện đại vừa có thể ứng dụng vào điều kiện của Việt Nam. 

- Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và khảo sát thực tế về chất thải, kĩ thuật phân tích, đánh giá công nghệ xử lí, kĩ thuật lựa chọn các phương pháp xử lí, kĩ năng điều tra, xử lí số liệu sử dụng công cụ toán học, phần mềm hỗ trợ. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, phát triển bản thân, khởi nghiệp

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Rèn luyện sinh viên có phẩm chất chính trị, sức khoẻ tốt, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng phục vụ cộng đồng, nắm vững kiến thức hiện đại về kĩ thuật môi trường phục vụ sự phát triển bền vững, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm.

Triển vọng nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có đủ năng lực làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước,  môi trường công nghiệp, công nghệ cao; giảng dạy, nghiên cứu, quản lí tại các Trường Đại học và Cao đẳng, các Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học; các nhà máy xí nghiệp, công ty và khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực công nghệ, kĩ thuật môi trường, môi trường và khai thác tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giữ gìn và cải tạo chất lượng môi trường. Ngoài ra có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức quốc tế.

Các hướng đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu:

- Công nghệ xử lý nước 

- Công nghệ xử lý chất thải rắn

- Vật liệu môi trường

- Công nghệ xử lý đất ô nhiễm

- Công nghệ môi trường xử lý khí và khí thải

-  Ô nhiễm không khí

Thông tin chi tiết về CTĐT và chuẩn đầu ra CTĐT  

3. Ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng đổi mới sáng tạo, trách nhiệm xã hội; có kiến thức chuyên môn sâu, toàn diện, nắm vững nguyên lí, quy luật tự nhiên, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật. Sinh viên có kĩ năng thực hành nghề nghiệp, làm việc độc lập, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm, có khả năng hướng dẫn, phổ biến kiến thức và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm

- Về kiến thức: trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn toàn diện của ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm để áp dụng cho công tác về quản lí giám sát, kiểm định chất lượng, kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng thực phẩm từ nguyên liệu đến chế biến và tiêu dùng, quá trình chế biến và bảo quản và tiêu dùng thực phẩm. Ngoài ra, chương trình đào cũng trang bị cho sinh viên các kiến thức về dinh dưỡng thực phẩm, văn hóa ẩm thực của con người. 

- Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên các kĩ năng thực hành, phân tích và đánh giá, chế biến và bảo quản thực phẩm. Tư duy phân tích đa chiều, logic để đưa ra các giải pháp chuyên môn; vận dụng kiến thức vào thực tế, phát triển bản thân, khởi nghiệp. Kĩ năng quản lí lãnh đạo, giao tiếp, khả năng ngoại ngữ bậc 3/6 để phục vụ cho các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ thực phẩm.

- Mức tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên được rèn luyện để có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, tự chủ, sáng tạo, giải quyết được những vấn đề phức tạp, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm, có phẩm chất chính trị, sức khoẻ tốt, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng phục vụ cộng đồng, lập thân, lập nghiệp;

Vị trí việc làm và cơ hội phát triển sau khi tốt nghiệp

Sinh viên ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực nhận công tác tại các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất… hoặc công tác tại các cơ quan quản lí nhà nước; giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, trung tâm/doanh nghiệp về lĩnh vực Khoa học và công nghệ thực phẩm.

Một số hướng nghiên cứu chủ yếu:

- Khoa học thực phẩm

- Công nghệ chế biến thực phẩm

- Công nghệ bảo quản thực phẩm

- Kiểm nghiệm, kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm

- Dinh dưỡng thực phẩm

- Văn hóa ẩm thực và dịch vụ lữ hành

Thông tin chi tiết về chuẩn đầu ra và CTĐT 

4. Ngành Môi trường, sức khỏe và an toàn

Là chương trình đào tạo kỹ sư đầu tiên của Trường ĐHKHTN về lĩnh vực quản lý an toàn môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn vệ sinh lao động, đáp ứng yêu cầu cao của thị trường lao động. Chương trình bắt đầu được tuyển sinh từ năm 2023.

Mục tiêu đào tạo:

Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật, có kĩ năng thực hành nghề nghiệp, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức và giải quyết những vấn đề thuộc ngành môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động

- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện của ngành môi trường, sức khỏe nghề nghiệp, vệ sinh và an toàn lao động để áp dụng cho công tác quản lí môi trường, sức khỏe nghề nghiệp, an toàn lao động; kiểm soát ô nhiễm môi trường, quan trắc, giám sát, kiểm soát và đánh giá các rủi ro (rủi ro về hóa chất, cháy nổ, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường,…), an toàn trong lao động; quản lí sức khỏe nghề nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người trong các hoạt động sản xuất; an toàn vệ sinh công trường/nhà xưởng sản xuất; an toàn vệ sinh thực phẩm của người lao động;….

- Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên các kĩ năng thực hành, làm việc độc lập, các kĩ năng lập luận để đưa ra giải pháp về các vấn đề chuyên môn; có tư duy phân tích đa chiều, logic; vận dụng kiến thức vào thực tế, phát triển bản thân, khởi nghiệp, các kĩ năng làm việc nhóm, quản lí lãnh đạo, giao tiếp, kĩ năng ngoại ngữ bậc 3/6 để phục phụ cho các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động.

- Mức tự chủ và trách nhiệm: Tốt nghiệp chương trình đào tạo, người học có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm, có phẩm chất chính trị, sức khoẻ tốt, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng phục vụ cộng đồng, nắm vững kiến thức hiện đại về môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động 

Vị trí việc làm và cơ hội phát triển sau khi tốt nghiệp

Sinh viên ngành Môi trường, Sức khỏe và An toàn sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực nhận công tác trong lĩnh vực về môi trường, sức khỏe và an toàn tại các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất… hoặc công tác tại các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp, vệ sinh môi trường; giảng dạy và nghiên cứu các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, trung tâm/doanh nghiệp tư vấn về lĩnh vực môi trường, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động

Thông tin chi tiết về chuẩn đầu ra và CTĐT 


Môi trường học tập: 

 + Môi trường học tập thân thiện, tương trợ, tương thân tương ái; Đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, 100% cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học, 41% cán bộ có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, 93% cán bộ có học vị Tiến sĩ, tận tâm, thân thiện hỗ trợ sinh viên rèn luyện chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, phong cách, nhân cách… để có nền tảng cơ bản lập thân, lập nghiệp;

+ Sinh viên có cơ hội phát huy tốt nhất năng lực cá nhân, kỹ năng giao tiếp, biểu đạt chính kiến...;

+ Được tham gia các chuyến thực tế tại các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài nước; Thực tập tại các bộ, sở, ban ngành, các viện khoa học và trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm,… nhằm nâng cao hiểu biết thực tế cho sinh viên;

+ Cơ hội tham gia các khóa học ngắn hạn, dài hạn hoặc trao đổi với các trường đại học khác trên thế giới. Các học phần học ở nước ngoài được quy đổi điểm sang các học phần ở Việt Nam trong khung chương trình đào tạo theo quy định;

+ Học bổng: Mỗi kì học, sinh viên có thành tích học tập cao đều được trao học bổng khuyến khích học tập của Trường. Bên cạnh đó, có rất nhiều học bổng từ các tổ chức bên ngoài như: Học bổng Dương Quảng Hàm, học bổng Toshiba, học bổng Mistubishi, học bổng Honda, học bổng Polychung, học bổng Lawrensting,… và rất nhiều học bổng du học ở nước ngoài nhằm khuyến khích tinh thần học tập cũng như tạo điều kiện học tập tốt hơn cho sinh viên;

+ Chính sách hỗ trợ học phí cho các sinh viên thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, dân tộc thiểu số vùng cao, sinh viên nghèo vượt khó… luôn được áp dụng hàng năm.

Thông tin chi tiết 

Sau đại học  

Đào tạo thạc sĩ:

1. CTĐT Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học môi trường 

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trách nhiệm xã hội, có khả năng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, vững chắc chuyên môn về môi trường, biết vận dụng sáng tạo các kiến thức khoa học để áp dụng vào thực tiễn và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực khoa học môi trường, có thể giải quyết các vấn đề mang tính vùng, liên vùng, quốc tế về môi trường.

- Về kiến thức: Cung cấp cho người học hệ thống kiến thức toàn diện và chuyên sâu về lĩnh vực khoa học môi trường theo hướng tiếp cận hệ thống, chú trọng công cụ, phương pháp quản lí, đánh giá để giải quyết các vấn đề môi trường trong thực tiễn

- Về kỹ năng: Trang bị các kĩ năng chuyên môn để vận dụng giải quyết vấn đề, hình thành các ý tưởng mới trong nghiên cứu thực tiễn về khoa học môi trường. Nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp và phát hiện vấn đề, tư duy logic, phân tích đa chiều để đánh giá, dự báo các vấn đề môi trường và thực thi các giải pháp kiểm soát, khắc phục, phòng tránh những tác động có hại đến môi trường tự nhiên và xã hội. Học viên được trang bị các phương pháp và kĩ năng giao tiếp, truyền đạt kiến thức và thích nghi với các điều kiện thực tiễn của xã hội, có thể hoàn thành các công việc phức tạp, khó dự báo. Kĩ năng nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm để phát triển và thử nghiệm các giải pháp, công nghệ mới trong lĩnh vực môi trường, từ đó xây dựng cho mình mục tiêu và động lực phát triển và tiếp tục học tập ở các bậc cao hơn..

- Mức tự chủ và trách nhiệm: Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm trong công việc, trách nhiệm với xã hội. Tuân thủ các chính sách và quy định của pháp luật, hiểu rõ bối cảnh, thách thức môi trường toàn cầu và khu vực. Có khả năng tự định hướng để phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao; có thể đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lí chuyên môn và khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lí những vấn đề lớn 

Vị trí việc làm và cơ hội phát triển sau khi tốt nghiệp

Học viên sau khi tốt nghiệp CTĐT có đủ năng lực nhận công tác tại các cơ quan quản lí nhà nước (các Bộ, Tổng cục, các Sở ban ngành, phòng tài nguyên và môi trường, khu bảo tồn, vườn quốc gia tại các địa phương), các viện/trung tâm nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực môi trường. Thạc sĩ khoa học môi trường có đủ năng lực chuyên môn để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lí tại các trường đại học, các viện và trung tâm, doanh nghiệp nghiên cứu, tư vấn về môi trường; cán bộ quản lí môi trường trong các nhà máy xí nghiệp, các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh; làm chuyên gia cho các dự án có liên quan tới môi trường, các dự án khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên,...

Thông tin chi tiết về chuẩn đầu ra và CTĐT 

2.  CTĐT thạc sĩ chuyên ngành Môi trường và phát triển bền vững (định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng)

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trách nhiệm xã hội, có khả năng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, vững chắc chuyên môn về môi trường và phát triển bền vững, biết vận dụng sáng tạo các kiến thức khoa học để áp dụng vào thực tiễn và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực khoa học môi trường, môi trường và phát triển bền vững, có thể giải quyết các vấn đề mang tính vùng, liên vùng, quốc tế về môi trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế

- Về kiến thức: trang bị cho người học hệ thống kiến thức toàn diện và chuyên sâu về lĩnh vực khoa học môi trường, môi trường và phát triển bền vững theo hướng tiếp cận hệ thống, chú trọng công cụ, phương pháp quản lý, đánh giá để giải quyết các vấn đề môi trường trong thực tiễn

- Về kỹ năng: trang bị cho học viên các kĩ năng chuyên môn để vận dụng giải quyết vấn đề, hình thành các ý tưởng mới trong nghiên cứu thực tiễn về khoa học môi trường, phát triển bền vững. Nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp và phát hiện vấn đề, tư duy logic, phân tích đa chiều để đánh giá, dự báo các vấn đề môi trường và thực thi các giải pháp kiểm soát, khắc phục, phòng tránh những tác động có hại đến môi trường tự nhiên và xã hội hướng tới sự phát triển bền vững. Học viên được trang bị các phương pháp và kĩ năng giao tiếp, truyền đạt kiến thức và thích nghi với các điều kiện thực tiễn của xã hội, có thể hoàn thành các công việc phức tạp, khó dự báo. Kĩ năng nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm để phát triển và thử nghiệm các giải pháp, công nghệ mới trong lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững từ đó xây dựng cho mình mục tiêu và động lực phát triển và tiếp tục học tập ở các bậc cao hơn

- Mức tự chủ và trách nhiệm: Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm trong công việc, trách nhiệm với xã hội. Tuân thủ các chính sách và quy định của pháp luật, hiểu rõ bối cảnh, thách thức môi trường, thách thức về phát triển bền vững ở quy mô toàn cầu và khu vực. Có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao; có thể đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý chuyên môn và khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn 

Vị trí việc làm và cơ hội phát triển sau khi tốt nghiệp

Học viên sau khi tốt nghiệp CTĐT có đủ năng lực nhận công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước (các Bộ, Tổng cục, các Sở ban ngành, phòng tài nguyên và môi trường, khu bảo tồn, vườn quốc gia tại các địa phương), các viện/trung tâm nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực môi trường. Thạc sĩ Môi trường và phát triển bền vững có đủ năng lực chuyên môn để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý tại các trường đại học, các viện và trung tâm, doanh nghiệp nghiên cứu, tư vấn về môi trường; cán bộ quản lý môi trường trong các nhà máy xí nghiệp, các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh; làm chuyên gia cho các dự án có liên quan tới môi trường, các dự án khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên,...

Thông tin chi tiết về chuẩn đầu ra và CTĐT Thạc sĩ MT&PTBV theo định hướng nghiên cứu

Thông tin chi tiết về chuẩn đầu ra và CTĐT Thạc sĩ MT&PTBV theo định hướng ứng dụng

3. CTĐT thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật môi trường

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, có khả năng đổi mới sáng tạo, có trách nhiệm xã hội, vững chắc kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực công nghệ kĩ thuật môi trường nói chung và công nghệ xử lí chất thải nói riêng (nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn…) công nghệ giảm thiểu ô nhiễm, có trách nhiệm xã hội; trang bị cho học viên phương pháp nghiên cứu, xử lí chất thải, đặc biệt chú ý đến các phương pháp bền vững và thân thiện với môi trường

- Về kiến thức: cung cấp cho người học hệ thống kiến thức toàn diện và chuyên sâu về lĩnh vực kĩ thuật môi trường theo hướng tiếp cận hệ thống, chú trọng công nghệ xử lí, tận dụng chất thải, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm bền vững và thân thiện với môi trường để giải quyết các vấn đề của môi trường

- Về kỹ năng: Trang bị các kĩ năng chuyên môn để vận dụng các kiến thức chuyên sâu nhằm giải quyết các vấn đề, hình thành các ý tưởng mới trong nghiên cứu và thực tiễn liên quan tới kĩ thuật môi trường như công nghệ sản xuất, kĩ thuật phân tích, đánh giá công nghệ xử lí, kĩ năng lựa chọn các phương pháp xử lí, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lí, tận dụng chất thải, kĩ năng điều tra, xử lí số liệu, năng lực thực thi các biện pháp kiểm soát, khắc phục, phòng tránh những tác động có hại bất lợi đến môi trường môi trường tự nhiên. Kĩ năng nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp và phát hiện các vấn đề, tư duy logic, phân tích đa chiều để đánh giá và dự báo những vấn đề môi trường. Học viên được trang bị các phương pháp và kĩ năng giao tiếp, truyền đạt kiến thức và thích nghi với các điều kiện thực tiễn của xã hội, có thể hoàn thành các công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; kĩ năng nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật môi trường, từ đó xây dựng cho mình các mục tiêu và động lực để làm việc và/hoặc tiếp tục học tập ở các bậc cao hơn.

- Mức tự chủ và trách nhiệm: Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm trong công việc. Nhận biết được vai trò và trách nhiệm về sự phát triển của ngành, hiểu rõ các chính sách và quy định pháp luật, các giá trị của thời đại, bối cảnh thách thức môi trường toàn cầu và khu vực về môi trường, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề chuyên môn thuộc lĩnh vực kĩ thuật môi trường và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng để phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao; đưa ra được các đề xuất, kiến nghị về chuyên môn liên quan đến các vấn đề phức tạp; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lí và hoạt động chuyên môn; khả năng dẫn dắt, định hướng chuyên môn để xử lí những vấn đề lớn 

Vị trí việc làm và cơ hội phát triển sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kĩ thuật môi trường có đủ năng lực làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước, quản lí công nghiệp, công nghệ cao; giảng dạy, nghiên cứu, quản lí tại các Trường Đại học và Cao đẳng, các Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học; các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ của các Tỉnh, Thành phố, các Phòng Tài nguyên và Môi trường ở các Huyện, các nhà máy xí nghiệp, công ty và khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật môi trường, môi trường và khai thác tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giữ gìn và cải tạo chất lượng môi trường. Ngoài ra, có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức quốc tế.

Thông tin chi tiết về chuẩn đầu ra và CTĐT


       - Khoa học môi trường 

Bậc Tiến sĩ
       - Khoa học môi trường 
       - Khoa học đất 


  • Website cựu sinh viên