Ban chủ nhiệm Bộ môn

PGS.TS. Phạm Thị Thu Hà – Trưởng Bộ môn/giảng viên cao cấp (phamthithuha@hus.edu.vn)

TS. Trần Thị Minh Hằng – Phó Trưởng Bộ môn/giảng viên (hangttm@hus.edu.vn)

Lịch sử và phát triển

Bộ môn Môi trường và Phát triển Bền vững là đơn vị chuyên môn cấp 3 trực thuộc Khoa Môi trường, được thành lập theo Quyết định số 4498/QĐ-ĐHKHTN, ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Trường ĐHKHTN và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 02/2018 đến nay.

Cơ cấu cán bộ của Bộ môn ban đầu có 4 cán bộ (3TS và 1 ThS), đến nay đã có 6 cán bộ cơ hữu (1PGS, 4TS, 1ThS). Các cán bộ Bộ môn là những nhà khoa học, chuyên gia được đào tạo bài bản trong và ngoài nước (Đức, Bỉ, Singapore,..) có chuyên môn sâu trong lĩnh vực Môi trường và Phát triển bền vững và là những người năng động, luôn tâm huyết đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới, Bộ môn tiếp tục bổ sung, phát triển xây dựng đội ngũ cán bộ cơ hữu có trình độ năng lực chuyên môn cao cũng như phối hợp với các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước để đáp ứng được các nhiệm vụ trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Môi trường và Phát triển bền vững theo định hướng phát triển của Bộ môn đặt ra trong giai đoạn tới. 

1. PGS.TS. Phạm Thị Thu Hà – Trưởng Bộ môn/giảng viên cao cấp (phamthithuha@hus.edu.vn)

2. TS. Trần Thị Minh Hằng – Phó Trưởng Bộ môn/giảng viên (hangttm@hus.edu.vn)

3. TS. Trần Thiện Cường – Phó Trưởng Khoa/giảng viên chính (tranthiencuong@hus.edu.vn)

4. TS. Phạm Anh Hùng - Giảng viên (phamanhhung@hus.edu.vn)

5. TS. Vũ Đình Tuấn - Giảng viên (vudinhtuan@hus.edu.vn)

6. ThS. Phạm Hùng Sơn - Nghiên cứu viên (phamhungson@hus.edu.vn)

Chức năng và nhiệm vụ của Bộ môn

1. Nhiệm vụ

- Chịu trách nhiệm giảng dạy các hướng chuyên môn về Môi trường và Phát triển bền vững; Năng lượng môi trường; Mô hình hóa môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng tiếp cận cân bằng, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

- Tham gia công tác đào tạo các chuyên ngành đào tạo của Khoa Môi trường như Khoa học môi trường; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khoa học đất; Khoa học và công nghệ thực phẩm, Môi trường, an toàn và sức khoẻ; Môi trường đất và nước ở các bậc đào tạo đại học và sau đại học.

- Hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với các đơn vị trong nước và quốc tế trong lĩnh vực MT&PTBV; sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; sức chịu tải của môi trường; tính bền vững của các hệ thống tự nhiên và xã hội; năng lượng môi trường; an ninh và xung đột môi trường; biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và hoàn thiện các nội dung học phần, tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung các học phần được Khoa và Trường giao.

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ Bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực chuyên môn của Bộ môn.

- Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của Khoa và Trường theo yêu cầu của Khoa và Nhà Trường.

2. Hướng nghiên cứu chính trong đào tạo và NCKH

Đồng hành cùng chiến lược phát triển của Khoa và Nhà trường, Bộ môn Môi trường và Phát triển bền vững đã không ngừng phấn đấu, hoàn thiện đảm bảo duy trì công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực bao gồm:

1.   Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về MT&PTBV; Các chỉ số phát triển bền vững.

2.   Nghiên cứu và đánh giá tính bền vững của môi trường/các hệ thống tự nhiên và xã hội thông qua bộ chỉ số PTBV, chỉ số đánh giá chất lượng môi trường (AQI/WQI/RAPI/SQI/GWQI,..)

3.   Phát triển các mô hình PTBV: mô hình đô thị/nông thôn bền vững, đô thị thông minh, mô hình sinh kế bền vững có sự tham gia của cộng đồng, du lịch bền vững,..

4.   Phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,..

5.   Nghiên cứu ứng dụng các công cụ mô hình hóa trong đánh giá và dự báo môi trường (MIKE, DNDC, METI-LIS, Giffor-Hanna, Aermod, RUSLE2, ….)

6.   Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng tiếp cận cân bằng/hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

7.   Nghiên cứu các vấn đề an toàn năng lượng; giải pháp phát triển các nguồn năng lượng sạch/năng lượng tái tạo, mối quan hệ giữa phát triển năng lượng với BVMT.

8.   Đánh giá tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải, sức chịu tải và khả năng tiếp nhận chất thải của môi trường;

9.   Vấn đề an ninh/an toàn môi trường và xã hội, vấn đề sinh kế, giới và tri thức bản địa, các xung đột môi trường.

10.  Tác động và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. 

3. Các hoạt động dịch vụ

- Tư vấn giám sát an toàn môi trường và xã hội; quan trắc đánh giá chất lượng môi trường; đánh giá tác động môi trường; đánh giá môi trường chiến lược cho các dự án phát triển; giám sát an toàn xã hội và công tác đền bù tái định cư;

- Tư vấn xây dựng các mô hình PTBV và đánh giá tính bền vững môi trường của theo các chỉ số/chỉ thị PTBV;

- Điều tra đánh giá các nguồn thải và khả năng tiếp nhận chất thải và sức chịu tải của các thành phần môi trường tự nhiên;

- Đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến các thành phần môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ con người;  đưa ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Nghiên cứu ứng dụng các công cụ mô hình hóa để đánh giá, dự báo lan truyền chất ô nhiễm phục vụ công tác quản lý môi trường không khí, nước và đất.

- Cảnh báo các rủi ro thiên tai và môi trường;

- Phản biện xã hội đối với các vấn đề an toàn môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên nguyên thiên nhiên; biến đổi khí hậu;

- Tham gia các dự án chuyển giao khoa học và công nghệ.

4. Hợp tác trong nước và quốc tế

- Các đối tác trong nước:

Trong 05 năm kể từ ngày thành lập, Bộ môn Môi trường và Phát triển Bền vững đã xây dựng được mối liên kết và hợp tác với nhiều đối tác đến từ Trung ương đến địa phương như Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Xây dựng; Bộ Công thương; Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội; Cục Biến đổi khí hậu; Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Yên Bái; Lai Châu; Lạng Sơn; Bắc Giang; Vĩnh Phúc; Thái Bình; Thanh Hóa; Hưng Yên; Quảng Ninh, Học viện Nông nghiệp Hà Nội; Đại học Thuỷ lợi; Trường Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường; Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Đại học Lâm nghiệp; Đại học Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc… Trong số những đối tác này, một số đơn vị sẵn sàng tiếp nhận những sinh viên có năng lực đã được đào tạo ở Bộ môn về làm cán bộ của đơn vị.

- Các đối tác quốc tế:

Các đối tác quốc tế mà Bộ môn Môi trường và Phát triển bền vững đã và đang hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo đến từ:

•      Trường Đại học Dresden (Đức)

•      Trường Đại học Brusells (Bỉ)

•      Trường Đại học Kanazawa (Nhật Bản)

•      Viện Công nghệ Châu Á (AIT) (Thái Lan)

•      Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (Worldbank)

•      Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

•      Trường Đại học Khon Kaen, Thailand

•      Đại học Quốc gia Singapore

•      Mạng lưới Châu Á Thái Bình Dương về nghiên cứu thay đổi (APN).

5. Khen thưởng

* Trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ trong Bộ môn đã luôn cố gắng, nỗ lực đóng góp cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Môi trường và Phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của Khoa và Trường và đã đạt được một số thành tích như sau:

- Tập thể lao động tiên tiến (năm học 2018-2019);

- Tập thể Lao động xuất sắc cấp Đại học Quốc gia Hà Nội các năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021, 2021 – 2022;

- Tập thể Lao động xuất sắc cấp Bộ giáo dục và Đào tạo các năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022;

- Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2020 – 2021;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2020 – 2021.

* Ngoài ra, Bộ môn có 02 cán bộ được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, 01 bằng khen cấp ĐHQG; 01 cán bộ đạt giải khuyến khích Giải thưởng đổi mới sáng tạo Quốc gia; và nhiều bằng khen, giấy khen cá nhân khác.

Một số hình ảnh của bộ môn

     
     
     


  • Website cựu sinh viên