Hướng nghiên cứu

Các hướng phát triển ưu tiên hiện nay

Bộ môn luôn chủ trương nghiên cứu khoa học vừa là mục tiêu vừa là phương thức có hiệu quả nâng cao chất lượng đào tạo. Bộ môn là nòng cốt xây dựng đề tài và tập hợp chuyên gia liên ngành trong và ngoài trường giải quyết thành công nhiều đề tài tổng hợp vùng, liên ngành trên quan điểm kinh tế - sinh thái - môi trường. Có thể nêu một số ví dụ:

- Cấp toàn quốc và khu vực: Nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ Việt - Lào; nghiên cứu cảnh quan Việt Nam và hướng sử dụng cho tổ chức sản xuất, nghiên cứu, đề xuất các mô hình kinh tế - môi trường trên các vùng sinh thái điển hình.

- Cấp vùng l•nh thổ lớn: Chương trình cấp nhà nước: Duyên hải Trung bộ (từ Thanh Hoá đến Thuận Hải); Phân vùng tự nhiên Tây Nguyên (Đề tài trong Chương trình Tây Nguyên I); Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững l•nh thổ huyện Mường Tè; Luận chứng khoa học về mô hình quản lý và phát triển bền vững đới bờ biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

- Cấp tỉnh: Đánh giá tổng hợp, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Trị, Ninh Bình.

- Cấp vùng chuyên canh: Vùng chè, vùng cà phê, vùng cây công nghiệp nói chung.

- Cấp huyện: Qui hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Từ 1996 đến nay, Bộ môn đ• thực hiện thành công 66 đề tài, trong đó có 19 đề tài cấp Nhà nước, 21 đề tài cấp Bộ và cấp Tỉnh, 9 đề tài cấp ĐHQG HN, 8 đề tài cấp Trường ĐH KHTN, 9 đề tài hợp tác quốc tế (từ 1996 đến nay). Với nhiều thành quả khoa học đ• đạt được, Bộ môn đ• có những đóng góp giá trị cao cho sự phát triển lý luận của Địa lý học hiện đại, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của đất nước.

Hợp tác quốc tế là một thế mạnh của Bộ môn. Cho đến nay, Bộ môn đã và đang hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới như: Đại học Sherbrook, Đại học York (Canada), các trường Đại học Phụ nữ Nara, Đại học Osaka, Đại học Kansai, Đại học Ritsumeikan, Đại học Otemon Gakuin, Đại học Tottori (Nhật Bản), Đại học Kookmin (Hàn Quốc), Đại học Lômônôxôp (Liên bang Nga), Đại học Bocdeaux III (Pháp), Học viện Kỹ thuật châu á (AIT, Thái Lan), với một số trường đại học ở Hoa Kỳ theo dạng trao đổi học thuật và tu nghiệp.

Là một Bộ môn đào tạo và nghiên cứu mang tính tổng hợp, các hướng nghiên cứu của Bộ môn cũng rất đa dạng, bao gồm cả các hướng nghiên cứu truyền thống cũng như hiện đại. Hiện nay, Bộ môn đang ưu tiên phát triển các hướng sau:

1) Sinh thái cảnh quan;

2) Địa lý tài nguyên và môi trường;

3) Tổ chức không gian và Quy hoạch lãnh thổ;

4) Địa lý tự nhiên;

5) Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường;

6) Đánh giá tác động môi trường;

7) Quy hoạch bảo vệ môi trường;

8) Địa lý thổ nhưỡng và Đánh giá đất đai;

9) Mô hình hệ Kinh tế sinh thái;

10) Phát triển bền vững đô thị và nông thôn;

11) Địa lý định lượng.

  • Website cựu sinh viên