Bộ môn Quản lý và Phát triển Tài nguyên

1. Tầm nhìn

     Bộ môn Quản lý và phát triển tài nguyên (QL&PTTN) là Bộ môn mới được xây dựng vào năm 2017 dựa trên cơ sở nhân lực và vật chất của Bộ môn Địa chất lịch sử trước đó, có bổ sung thêm các nhân lực chuyên nghiên cứu và giảng dạy, đào tạo trong lĩnh vực Quản lý tài nguyên – môi trường.

     Bộ môn QL&PTTN có sứ mệnh chung là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực Quản lý tài nguyên – môi trường; góp phần xây dựng, phát triển bền vững quốc gia, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

     Bộ môn QL&PTTN là bộ môn nòng cốt của Khoa Địa chất trong việc tư vấn, thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo ngành “Quản lý tài nguyên – môi trường” ở cấp Đại học. Các hoạt động của Bộ môn được định hướng phát triển theo hướng ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao phục vụ việc quản lý và giám sát có hiệu quả hơn tài nguyên và môi trường của đất nước. 

2. Quan điểm phát triển

     Từ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển giáo dục, chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của đất nước trong thời kỳ cách mạnh khoa học – công nghệ 4.0, chiến lược phát triển của ĐHQGHN, chiến lược phát triển của Trường ĐHKHTN, Bộ môn QL&PTTN có những quan điểm định hướng phát triển như sau:

      + Chuyển hướng hoạt động nghiên cứu và đào tạo của bộ môn theo các chủ đề quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH, thể hiễn rõ vai trò nòng cốt và tiên phong trong đào tào ngành Quản lý tài nguyên – môi trường tại Khoa Địa chất, trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
     + Tăng cường các nguồn lực (từ bên trong và bên ngoài), phát triển đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh hiện đại hóa trong nghiên cứu khoa học, đưa thực hành và trải nghiệm thực tế vào chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu.
     + Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sáng tạo của các thành viên Bộ môn, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương để thực tế hóa sản phẩm đào tạo và nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội về nhân lực và sản phẩm khoa học. 

3. Mục tiêu

        Trở thành đơn vị, bộ phận đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế trong lĩnh vực quản lý tài nguyên – môi trường. 

4. Nhiệm vụ trọng tâm

a. Đào tạo

     Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực quản lý tài nguyên – môi trường, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội,  phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

b. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức

     Đẩy mạnh nghiên cứu có tính ứng dụng trong thực tiễn sử dụng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, các nghiên cứu sử dụng công nghệ cao vào giải quyết các bài toán, vấn đề tài nguyên – môi trường của đất nước.

     Phát huy thế mạnh các hướng nghiên cứu khoa học cơ bản đã có, xây dựng chương trình đào tạo chuẩn, gắn đào tạo lý thuyết và thực hành, tăng cường tư duy độc lập, sáng tạo, sự kiên nhẫn, tính logic trong việc giải vấn đề khoa học cho sinh viên nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ mới, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển của đất nước.

 c. Hợp tác phát triển

     Nâng cao mức độ quốc tế hoá của các chương trình đào tạo Bộ môn đang thực hiện, đẩy mạnh giao lưu – hợp tác trong đào tạo ngắn hạn quốc tế, tạo môi trường học tập năng động, đa văn hóa cho các sinh viên.

     Tăng cường kết nối với hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế, phát triển nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu phối hợp trong và ngoài nước để nâng cao trình độ đội ngũ, hợp tác nghiên cứu khoa học. 

5. Lãnh đạo bộ môn qua các thời kỳ



6. Nhân lực bộ môn



  • Website cựu sinh viên